Có 3 kiểu người này không được uống nước dừa kẻo mồm hại thân. Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai uống nước dừa cũng đều tốt.
Những người bị đầy bụng, khó tiêu không nên uống nước dừa. Ảnh minh họa
Người đầy bụng khó tiêu
Những người bị đầy bụng, khó tiêu không nên uống nước dừa, vì trong nước dừa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên dùng hạn chế.
Uống nhiều sẽ khiến tình trạng này nặng thêm.
Thêm vào đó, nước dừa, nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp, vì vậy nó không tốt cho mẹ bầu những tháng đầu. Sau 3 tháng đầu bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống "vàng" cho mẹ bầu. Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối.
Bệnh trĩ, huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp
Nước dừa, nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên dùng.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Bà bầu mới mang thai không nên uống nước dừa. Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Giám đốc Trung tâm Điện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Những lưu ý khi sử dụng nước dừa
Không nên lạm dụng nước dừa: uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày. Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì gây đầy bụng. Uống nước dừa từ từ, không nên pha đá hoặc kèm các hóa chất khác.
Sau khi đi ngoài trời nắng về nếu uống nước dừa hãy uống từng chút một, bởi uống quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao. Khi thi đấu thể thao, uống nước dừa nhiều sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.