Các trang mạng và truyền miệng rằng gạo lứt là "thần dược" giảm cân, chống tiêu chảy, táo bón, cắt cơn hen suyễn, chống suy nhược, thậm chí trị ung thư... Vậy công dụng thật sự của loại 'thần dược" được đồn thổi đến chóng mặt này thế nào? Mời bạn đọc bài này sẽ rơ.
Hiện trên mạng xă hội lan truyền vô vàn cách chữa ung thư theo kiểu truyền miệng. Không ít trường hợp bệnh nhân ung thư bỏ bệnh viện mà về nhà thực hiện biện pháp thực dưỡng chỉ ăn muối mè, không ăn thịt, đường sữa… để “bỏ đói tế bào ung thư” với hy vọng chữa khỏi ung thư.
Nhiều em nhỏ khi mang bệnh ung thư cũng được cha mẹ cả tin áp dụng cho cách trên. Biết con mắc ung thư, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nhuần (ở Nam Định) đọc trên mạng thấy bảo chỉ cho con ăn gạo lứt muối mè, c̣n loại hẳn thức ăn bắt nguồn từ động vật ra khỏi bữa ăn, con sẽ khỏi bệnh nên đă áp dụng. Theo anh chị chia sẻ, nếu ăn thịt sẽ nuôi tế bào ung thư phát triển dẫn đến bệnh t́nh nặng hơn(?). Thế nhưng sau vài tháng, t́nh h́nh sức khỏe của con ngày một xấu. Những cơn đau kéo đến ngày càng nhiều. Đến khi anh chị phải đưa con đến bệnh viện, các bác sĩ cũng đành bó tay.
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, quan niệm chữa khỏi ung thư bằng cách ăn cơm gạo lứt muối mè, ăn chay không ăn thịt cá, đường sữa… để không nuôi tế bào ung thư bằng các chất dinh dưỡng cần thiết, hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Chế độ ăn chưa bao giờ được nghiên cứu để coi là một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư. Việc ấn định nó như một phương pháp điều trị ung thư đặc hiệu là sai lầm.
Theo các tài liệu khoa học cho thấy, gạo lứt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng anthocyanin lớn có khả năng chống ôxy hóa cao, có tác dụng làm giảm và pḥng ngừa xơ vữa mạch máu… Gạo lứt cũng có phần vỏ, cảm rất tốt, cung cấp chất xơ. Tuy vậy cũng chưa có công tŕnh khoa học nào trên thế giới khẳng định gạo lứt có khả năng pḥng chống ung thư. Lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không thêm dinh dưỡng khác, lâu dài cũng không tốt cho cơ thể v́ thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.
Mọi người đừng nghĩ rằng “bỏ đói ung thư sẽ chết”. Tế bào ung thư có phát triển được hay không là phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt... sẽ ḱm hăm sự phát triển của tế bào ung thư. C̣n tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn khi cơ thể suy kiệt tinh thần, thể chất. Thực tế đă có rất nhiều bệnh nhân chết v́ suy kiệt trước khi chết v́ bệnh do cơ thể không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị…
Gần đây, rộ lên một sản phẩm là bột gạo lứt mầm, được xay từ hạt gạo lứt nảy mầm đă rang. Theo lời quảng cáo của người bán và thông tin ghi trên sản phẩm, bột gạo lứt nảy mầm chứa rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, chất béo có lợi, canxi, sắt, kẽm…
Bột giúp bồi dưỡng cơ thể, nhuận trường, pḥng chống loăng xương, viêm khớp, bệnh liên quan đến đường tiêu hóa; giảm cholesterol, ngăn ngừa hiện tượng đông máu và bệnh tim mạch.
Thậm chí, có thể dùng bột gạo lứt nảy mầm thay thế sữa mẹ, bột ăn dặm cho trẻ.
Với những tác dụng như đă quảng bá, rất nhiều người tiêu dùng xem bột gạo lứt nảy mầm là sản phẩm thay thế hoàn toàn nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
Công nghệ tạo gạo lứt mầm vốn xuất phát từ Nhật Bản. Quy tŕnh chuẩn để tạo ra gạo lứt mầm là: sau khi thu hoạch, lúa được chở đến nhà máy, đưa vào sấy ở nhiệt độ vừa phải và cho bóc vỏ trấu sao cho c̣n giữ được phôi và lớp vỏ lụa.
Sau đó, cho gạo hút ẩm trong một môi trường chuẩn vệ sinh, nhiệt độ, bảo đảm sạch để tạo mầm.
Nhiều chất mới có lợi cho sức khỏe con người, như gama amino butyric acid, sẽ được sinh ra trong quá tŕnh nảy mầm. V́ vậy về bản chất, gạo lứt mầm rất tốt cho sức khỏe.
“Tuy nhiên, điều kiện Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, quy tŕnh, công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch không được như Nhật Bản.
Cụ thể, lúa không được xử lư ngay sau khi thu hoạch, công nghệ bóc vỏ trấu không đảm bảo vẫn giữ được phôi, môi trường cho hạt gạo nảy mầm khó vệ sinh.
Khi hạt gạo không c̣n phôi mà vẫn cho nảy mầm th́ chúng sẽ bị chết, thối, sinh ra nấm mốc và kèm theo đó là những hoạt chất gây hại cho cơ thể.
Nguy hiểm nhất là amotoxin, một chất thường có trong các loại nấm độc, ăn vào có thể gây hại cho gan và thận, thậm chí là tử vong”, TS Dương Văn Chín phân tích.
Đặc biệt, các bà mẹ nên lưu ư, “bột gạo lứt hat gạo lứt nảy mầm đều không thể thay thế sữa mẹ. Thành phần canxi và vitamin D trong gạo lứt, gạo lứt nảy mầm rất ít nên không thể chống được loăng xương; Cũng không có tác dụng pḥng chống bệnh tim hay viêm khớp”, BS Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cảnh báo thêm.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, v́ chứa nhiều chất béo (có lợi) trong lớp cám gạo nên gạo lứt rất dễ bị oxy hóa, sinh ra các gốc tự do, các chất không có lợi cho cơ thể nếu ăn phải.
VietBF © sưu tầm