Tổng thống Donald Trump đă ra quyết định nhanh chóng và cương quyết tấn công Syria trước khi tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Giới phân tích chuyên môn đều cho rằng đó là sự răn đe với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên. Bởi vậy thượng đỉnh Mỹ-Trung bị phủ bóng v́ Syria, nó làm gia tăng vị thế của Mỹ trong đàm phán với Trung Quốc về Triều Tiên.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận B́nh rất được chờ đợi v́ được cho là sẽ quyết định số phận kinh tế thế giới trong ṿng vài năm tới. Tuy nhiên, cuộc gặp đă bị phủ bóng với sự kiện Mỹ phóng tên lửa nhắm vào một căn cứ không quân của Syria. Ông Trump ra quyết định tấn công Syria không lâu trước khi bắt đầu bữa tối với ông Tập. Phái đoàn ông Tập rời đi lúc 9 giờ tối 6-4, ông Trump nhanh chóng họp báo giải thích lư do tại sao ra lệnh tấn công.
Mỹ đánh Syria, Trung Quốc thiệt?
Theo CNN, với t́nh h́nh này th́ khả năng cả hai thu được ǵ từ cuộc gặp là khá mong manh và ít ỏi, nếu không muốn nói là không có. TQ trước giờ dù lên án sử dụng vũ khí hóa học cũng phản đối can thiệp bằng sức mạnh quân sự. Bộ Ngoại giao TQ vẫn giữ lập trường vấn đề Syria phải được giải quyết bằng giải pháp chính trị. Bắc Kinh lại ủng hộ Moscow trong vấn đề Syria, trong khi Tổng thống Nga Putin đă gay gắt lên án vụ tấn công lần này.
GS Trương Bảo Huy tại ĐH Lĩnh Nam (Hong Kong) cho rằng vụ việc làm giảm vị thế của TQ trong đàm phán vấn đề Triều Tiên. Việc ông Trump không ngần ngại có hành động quân sự đơn phương nay đă rơ. Thời Báo Hoàn Cầu ngày 7-4 nói rằng ông Trump đang “khoe sức mạnh” bằng chiến dịch ở Syria và ông sẽ không ngần ngại “huy động sức mạnh quân sự khi cần thiết”. Trùng hợp là vài giờ trước khi gặp ông Tập, ông Trump đă tự tin nói TQ sẽ nghe lời ông tăng áp lực lên Triều Tiên.
Tuy nhiên, vẫn có ư kiến cho rằng vụ việc sẽ không ảnh hưởng đến cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung. GS Willy Lam tại Trung tâm Nghiên cứu TQ thuộc ĐH Hong Kong cho rằng TQ không liên quan trực tiếp đến xung đột Syria. Theo ông, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán TQ ở Mỹ nhiều khả năng sẽ không từ bỏ mục tiêu đối ngoại lần này.
Vợ chồng Tổng thống Trump (trái) đón tiếp vợ chồng Chủ tịch Tập tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago (Florida, Mỹ) ngày 6-4. Ảnh: REUTERS
Chờ đợi giáp mặt
Hai ông Trump và Tập trải qua nhiều cuộc đối thoại trong buổi sáng 7-4 (giờ Mỹ) và kết thúc bằng phiên làm việc buổi trưa. Tham gia cùng ông Trump trong các cuộc đối thoại với ông Tập có nhiều cố vấn kinh tế và an ninh quốc gia hàng đầu là Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross.
Theo Phó GS Greg Wright về kinh tế, thương mại quốc tế tại ĐH California (Mỹ), thực tế th́ ông Trump đang thất thế hơn ông Tập trong cuộc gặp này. So với ông Tập, ông Trump chịu áp lực từ trong nước nhiều hơn. Các phát ngôn mạnh bạo của ông Trump với TQ trước đó, trong đó có về thương mại làm tăng rủi ro cho ông khi đối thoại với ông Tập. Đáng ngại hơn, việc ông Trump tập trung vào các chiến thắng ngắn hạn cũng sẽ khiến Mỹ mất thăng bằng trong đối thoại với TQ.
Một trong những nguy hiểm tiềm tàng với ông Trump nữa là ông đă luôn thể hiện tâm thế mong muốn “chiến thắng” trong đối thoại với ông Tập, trong khi ông Tập lại không công khai đề cập đến thắng thua. Điều này có thể khiến ông Tập thành công hơn trong việc vận động t́m kiếm những nhượng bộ, ông Wright nhận định.