VBF-Người Mỹ ngoài việc lo trong nước hỗn loạn v́ nhập cư c̣n lo rằng sẽ có chiến tranh dưới thời TT Trump. Được biết TT Trump thân Nga hơn TT Obama. Theo khảo sát th́ người Mỹ không quá lo ngại việc bùng nổ chiến tranh dưới thời TT Trump.
Kết quả điều tra được hăng tin NBC News và công ty khảo sát SurveyMonkey công bố hôm 22/2 cho thấy, đa phần người dân sinh sống trên đất Mỹ đều lo ngại về một cuộc chiến lớn sẽ bùng phát trước khi Tổng thống Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ.
Theo International Business Times (IBT), cuộc khảo sát được tiến hành hồi tuần trước với sự tham gia của hơn 11.000 người trưởng thành tại Mỹ.
Kết quả cho thấy 36% số người được hỏi nhận định họ cảm thấy "rất lo lắng" về việc Mỹ sẽ phải tham gia một cuộc chiến lớn trong ṿng 4 năm tới. Ngoài ra, tỷ lệ cảm thấy "lo lắng" về việc Mỹ sẽ phải tham chiến là 30%.
Tuy nhiên, 25% cho biết họ "không cảm thấy lo" sợ về viễn cảnh này và 8% khẳng định họ "không bao giờ lo" chính quyền của Tổng thống Trump là nguyên nhân phát động một cuộc chiến.
IBT cho rằng kết quả khảo sát trên cũng đă phản ánh phần nào mức độ khác biệt nhận thức chính trị trong người dân Mỹ.
Nhiều người Mỹ lo ngại Tổng thống Donald Trump sẽ đẩy nước này vào cảnh chiến tranh trong ṿng 4 năm tới.
Ngoài ra, dù đa phần người được hỏi (81%) cho biết họ có cái nh́n tích cực với việc Mỹ là thành viên NATO th́ quan điểm Nga là đối thủ của NATO lại có sự cách biệt.
Cụ thể, 61% cho rằng Nga là "kẻ thù" của NATO nhưng 35% lại nói Moscow là "đồng minh" thậm chí là "bạn" của NATO.
Trong số những người theo đảng Cộng ḥa tại Mỹ, 50% cho rằng Nga là "đồng minh" hoặc "bạn bè" c̣n 49% coi Nga là "đối thủ". Tỷ lệ này chênh lệch khá nhiều với những người theo đảng Dân chủ. Cụ thể, 23% nhận định Nga là "bạn, đồng minh" c̣n 76% có quan điểm trái người coi Nga là "kẻ thù".
Dưới thời lănh đạo của cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ đă liên tục chỉ trích mạnh mẽ chính sách đối ngoại của Nga đồng thời cáo buộc Moscow ủng hộ phe ly khai Đông Ukraine cũng như quân chính phủ Syria. Ngoài ra, Washington và cộng đồng t́nh báo Mỹ c̣n cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016 bằng cách tiết lộ thông tin nằm trong các bức thư điện tử của đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, sau khi tỷ phú Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, ông Trump đă kêu gọi Washington cải thiện quan hệ song phương và tăng cường hợp tác quân sự với Nga.
Nhưng cho tới nay, Nhà Trắng và điện Kremlin vẫn tỏ ra bất đồng quan điểm trong nhiều vấn đề như Iran. Ông Trump không ít lần kêu gọi tiến hành tái đàm phán hoặc thậm chí, xóa bỏ hiệp ước hạt nhân mà cựu Tổng thống Mỹ Obama cùng với một số quốc gia đă kư kết với Iran.
Theo ông Trump, việc Iran đồng ư thi hành thỏa thuận hạt nhân mà cụ thể là giới hạn chương tŕnh phát triển hạt nhân để đổi lại Washington gỡ bỏ lệnh trừng phạt, là điều quá dễ dăi với Tehran. Đây là lư do kết quả của cuộc điều tra của Viện Gallup hồi đầu tuần này cho thấy, tỷ lệ ủng hộ thỏa thuận hạt nhân của Mỹ với Iran ở đảng Dân chủ cao hơn so với đảng Cộng ḥa.
C̣n trong những tuần gần đây, Washington và Tehran đă nhiều lần lời qua tiếng lại sau khi Iran tiến hành các vụ thử nghiệm tên lửa. Theo Iran, các vụ thử này không vi phạm thỏa thuận hạt nhân song bản thân nhà lănh đạo Mỹ Donald Trump và chính quyền Washington lại không nghĩ như vậy. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis cho biết ông sẵn sàng đối đầu với cả Iran và Nga.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề gây tranh căi giữa Mỹ và Nga c̣n phải kể tới Trung Quốc. Ngay từ trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đă lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chính sách kinh tế của Trung Quốc. C̣n mới đây, Ngoại trưởng Rex Tillerson đă gây sóng gió trong giới truyền thông Trung Quốc khi tuyên bố Washington sẽ có hành động ngăn Bắc Kinh tiếp cận các ḥn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Ngoài ra, mối đe dọa quân sự từ nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phản ứng của chính quyền Tổng thống Trump cũng đang góp phần tạo ra mối quan ngại về khả năng bùng nổ một cuộc chiến lớn ở khu vực châu Á – Thái B́nh Dương.
Theo IBT, điểm nhấn chỉ trích lớn nhất hiện nay của Nhà Trắng chính là các tổ chức Hồi giáo cực đoan bao gồm lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Hiện nay, quân đội Mỹ đang tham gia các chiến dịch tiêu diệt IS ở Iraq và Syria. Nhiều hoạt động quân sự ở hai chiến trường này đă được triển khai từ thời cựu Tổng thống Obama song mới chỉ giới hạn ở các cuộc không kích và phối hợp với các lực lượng địa phương. Nhưng gần đây, giới chức quốc pḥng Mỹ cho biết họ đang cân nhắc phương án triển khai lục quân tới chiến đấu trực tiếp trên chiến trường chống IS. Hành động này có thể khiến sự thù địch của IS đối với nước Mỹ gia tăng mạnh mẽ.