Theo quan niệm của người xưa, sau khi một người qua đời, 4 thứ không được đốt vì nếu làm như vậy thì sẽ mất tài lộc. Bốn thứ đó gồm: quần áo lông thú, đồ sưu tầm, chăn bông và giường.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con người đã thực hiện các phong tục tang lễ nhằm giúp người quá cố yên nghỉ. Sau khi một người qua đời, gia đình tổ chức đám tang long trọng và trang nghiêm thể hiện sự tiếc thương trước sự ra đi của họ.
Theo quan niệm dân gian, gia đình thường đốt một số thứ của người quá cố mà khi còn sống họ rất thích hoặc từng sử dụng như sách, quần áo...
Tuy nhiên, người xưa quan niệm trong đám tang, 4 thứ không được đốt để tránh mất tài lộc. Bốn thứ này gồm: quần áo lông thú, đồ sưu tầm, chăn bông và giường.
Cụ thể, người xưa qua niệm sau khi một người trút hơi thở cuối cùng, quần áo lông thú không nên đốt. Loại trang phục này có giá tương đối cao. Thêm nữa, việc đốt quần áo lông thú sẽ gây ô nhiễm không khí.
Một thứ không được đốt trong đám tang là đồ sưu tầm. Một số người khi còn sống thích sưu tầm những thứ yêu thích. Theo đó, họ có thể có những bộ sưu tập lớn. Việc đốt các hiện vật này sẽ tạo ra mất mát, tổn thất lớn. Thêm nữa, những món đồ sưu tầm này có giá trị không nhỏ. Việc giữ những món đồ sưu tầm này sẽ giúp gia đình ổn định, tài vận hưng thịnh.
Thứ ba không được đốt trong tang lễ là chăn bông. Theo quan niệm của người Trung Quốc, từ chăn bông và "cuộc sống" có cách phát âm giống nhau.
Giữ lại chiếc chăn bông có nghĩa là giữ cả đời. Nếu đốt chăn bông sau khi một người qua đời thì được cho là đốt "một kiếp người". Khi đó, gia đình sẽ gặp chuyện xui xẻo.
Thứ tiếp theo không được đốt là giường. Theo quan niệm của người xưa, giường ngủ tượng trưng cho ý nghĩa sinh nhiều con, nhiều phúc lộc. Vậy nên, người xưa không bao giờ cho mượn giường.
Xuất phát từ điều này, phong tục mai táng ở nhiều nơi kiêng kỵ đốt giường ngủ vì được cho sẽ khiến gia đình gặp điều không may, thậm chí là hao tài tốn của.
VietBF@sưu tập