Nếu bạn thường xuyên tỉnh giấc để đi vệ sinh, hay thấy khát... có thể do lượng đường trong máu bị dao động vào ban đêm.
Biến động lượng đường trong máu về đêm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà c̣n có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cảnh báo biến động lượng đường trong máu vào ban đêm, giúp bệnh nhân tiểu đường có biện pháp xử lư kịp thời.
1. Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm
Lượng đường trong máu cao gây ra t́nh trạng đi tiểu thường xuyên vào ban đêm. Nếu nhận thấy tần suất đi tiểu tăng đáng kể vào ban đêm, bạn nên cảnh giác với khả năng lượng đường trong máu dao động.
2. Khát nước vào ban đêm
Lượng đường trong máu cao khiến cơ thể mất nước, gây ra cảm giác khát. Do đó, nếu bạn cảm thấy khát vào ban đêm, thường xuyên phải thức dậy để uống nước, đây có thể là dấu hiệu của sự dao động lượng đường trong máu.
3. Đổ mồ hôi ban đêm
Bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng như tim đập nhanh, chóng mặt... đó có thể là dấu hiệu của sự dao động lượng đường trong máu, dẫn đến rối loạn hệ thần kinh tự chủ.
4. Gặp ác mộng
Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến chức năng b́nh thường của năo, dẫn đến ác mộng.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Bệnh nhân tiểu đường có thể thực hiện một số bước để kiểm soát lượng đường trong máu.
- Trước hết, hăy lên danh sách thực phẩm hợp lư cho bữa tối để tránh tiêu thụ quá tải carbohydrate và thực phẩm nhiều đường.
- Thứ hai, tránh ăn tối quá nhiều. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên và chất lượng giấc ngủ tốt cũng rất quan trọng để kiểm soát sự biến động đường huyết vào ban đêm.
- Theo dơi chỉ số đường huyết thường xuyên.