Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước ước tính, với hạn mức tăng trưởng tín dụng 15% năm nay sẽ có thêm 2 triệu tỷ đồng được "bơm" vào nền kinh tế.
Thông tin này được ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu tại họp báo Chính phủ, chiều 5/1.
Ông Tú thông tin, đến 31/12/2023 tăng trưởng tín dụng cán mốc 13,71%, thấp hơn mục tiêu cả năm (14-15%). Khoảng 1,3 triệu tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế trong năm ngoái.
Số liệu hồi đầu tháng 12/2023 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tín dụng tăng 9,15%. Như vậy, trong ṿng một tháng, dư nợ tín dụng nền kinh tế tăng tới 4,56%.
Hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 được cơ quan quản lư tiền tệ đưa ra là 15%, và đă được giao cho các ngân hàng ngay đầu năm.
Với tổng dư nợ nền kinh tế đến cuối năm ngoái là 13,5 triệu tỷ đồng, Phó thống đốc Đào Minh Tú ước tính, sẽ có thêm khoảng 2 triệu tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế năm 2024.
Ông nói thêm, việc giao hết room tín dụng từ đầu năm cho các ngân hàng là sự chủ động trong điều hành của cơ quan quản lư, bởi trước đây thường chia thành nhiều đợt cấp tín dụng. Cách này, theo Phó thống đốc, sẽ giúp các nhà băng chủ động trong đưa vốn ra nền kinh tế.
"T́nh h́nh kinh tế vào giữa và cuối năm nay thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước sẽ giao thêm room tín dụng cho các ngân hàng có "sức khỏe" tốt, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn", ông Tú nói thêm.
Nửa cuối tháng 12/2023 thị trường chứng kiến cuộc đua chạy nước rút cho vay của các ngân hàng, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất. Các nhà băng tung chiêu lăi suất cho vay 0% hay tín chấp qua thẻ tín dụng để hút khách vay.
Năm nay, lănh đạo Ngân hàng Nhà nước nói với cơ chế, định hướng điều hành cùng mặt bằng lăi suất giảm sâu, tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ khởi sắc hơn năm 2023.
Cơ quan quản lư tiền tệ sẽ điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và hướng ḍng vốn vào các lĩnh vực sản xuất, ưu tiên tăng trưởng như đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu.
Liên quan tới thị trường chứng khoán, tại họp báo, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Tài chính cho biết hiện có trên 7 triệu tài khoản. Quy mô vốn hoá thị trường 6 triệu tỷ, tăng 9,5% so với 2022, tương đương 62% GDP 2022.
2023 là năm triển khai nhiều biện pháp tái cấu trúc thị trường, thanh lọc các công ty chứng khoán, quản lư quỹ yếu kém. Bộ này đă xử lư vi phạm 6 công ty chứng khoán, đưa 1 công ty vào diện kiểm soát và 2 đơn vị diện cảnh báo.
Ông Chi cho rằng, thị trường chứng khoán là hàn thử biểu, phản ánh chất lượng nền kinh tế. Với các giải pháp đảm bảo các cân đối vĩ mô bền vững, tăng trưởng ổn định năm nay, ông nói sẽ là nền tảng cho thị trường chứng khoán phát triển tốt.
"Bộ Tài chính cam kết duy tŕ để thị trường vận hành an toàn, giữ thị trường minh bạch, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư", Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nêu.
Theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 2030, Chính phủ đặt mục tiêu nâng hạng thị trường vào 2025. Thứ trưởng Chi cho hay, năm nay Bộ Tài chính sẽ chủ động triển khai các giải pháp để sớm đạt tiêu chuẩn nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
|
|