Ngoại trưởng Nga tuyên bố rằng lính đánh thuê Wagner của Nga sẽ tiếp tục hoạt động ở châu Phi. Nhưng không nói rơ, trong tương lai ai sẽ quản lư công việc kinh doanh béo bở này.
Hơn 5.000 lính Wagner đang đóng quân ở châu Phi, hầu hết ở Cộng ḥa Trung Phi và Mali cũng như ở Libya. Tuy nhiên, chính phủ của các quốc gia này không hề kư kết bất kỳ hợp đồng trực tiếp nào với Wagner, mà từ năm 2014, họ kư kết các thỏa thuận hợp tác liên chính phủ với Bộ Quốc pḥng Nga. Những hợp đồng này sẽ không thay đổi ngay lập tức. Ngay cả khi thương hiệu và công ty Wagner không c̣n nữa th́ niềm tin của các chính phủ châu Phi đối với Nga sẽ vẫn c̣n.
Cho đến khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Nga với Ukraine, Putin luôn phủ nhận rằng nhà nước Nga có dính líu tới Wagner. Chỉ sau cuộc nổi dậy của đám lính đánh thuê, Putin mới chính thức tuyên bố rằng, quân đội Wagner hoàn toàn được tài trợ bởi nhà nước Nga.
Tuy nhiên, hiến pháp Nga lại không cho phép các công ty an ninh tư nhân hoạt động ở Nga. Wagner và các công ty lính đánh thuê khác đă phải hoạt động ngoài luật hiện hành, theo lệnh của Điện Kremlin, và dưới sự bảo vệ của điện Kremlin. Điều này đến lúc phải chấm dứt. Putin đă đưa ra thời hạn cho Wagner: Trước ngày 1 tháng 7, các chiến binh phải quyết định xem họ muốn gia nhập quân đội như những người lính chính quy hay di cư đến Belarus cùng với Prigozhin.
Ở châu Phi th́ khác, quân đội Wagner không gây ra mối đe dọa nào cho Điện Kremlin, mà ngược lại: Wagner rất hữu ích cho điện Kremlin. Các nhân viên của Wagner đă được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau ở các nước Châu Phi. Với tư cách là vệ sĩ, họ bảo vệ Tổng thống Cộng ḥa Trung Phi, Faustin Touadera, với tư cách là huấn luyện viên, họ huấn luyện quân đội quốc gia. Và họ cũng thành lập các đơn vị chiến đấu của riêng ḿnh để tích cực chống lại phiến quân. Hầu hết các chiến binh và sĩ quan của Wagner đóng quân ở châu Phi không phải là tù nhân cũ trong các nhà tù Nga, mà họ là cựu quân nhân của quân đội Nga trá h́nh làm lính đánh thuê. Cho nên họ tuân thủ mệnh lệnh của Bộ Quốc pḥng và vẫn là một phần của Bộ Quốc pḥng.
Wagner hoạt động ở Cộng ḥa Trung Phi với một mạng lưới công ty phức tạp, liên kết chặt chẽ với Moscow. Trong những năm gần đây, các công ty mẹ thuộc tập đoàn St. Petersburg của Prigozhin đă đẻ ra nhiều công ty con địa phương tại Cộng ḥa Trung Phi. Các công ty con này được nhượng quyền khai thác, xuất khẩu mỏ vàng và kim cương với lợi nhuận khổng lồ.
Tại Cộng ḥa Trung Phi, giờ đây Wagner là một nhân tố quan trọng về mặt kinh tế. Vào năm 2014, khi những chiến binh Wagner đầu tiên đến Trung Phi, 80% diện tích đất nước nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân, đặc biệt là các mỏ ở phía bắc. Hiện nay, phiến quân tại các khu vực này đă bị Wagner quét sạch một cách có hệ thống. Đầu tiên quân lính Wagner khủng bố tàn bạo những người sống ở khu vực khai thác vàng và kim cương cho đến khi họ phải sơ tán khỏi khu vực.
Theo sau đó, các công ty khai thác di chuyển vào khu vực này, ví dụ, hai công ty, "Officers Union for International Security" (OUIS) và "Logistique Économique Étrangère" (LEE). OUIS nhập khẩu thiết bị chiến tranh của Nga như máy bay trực thăng tấn công, LEE đưa máy móc và vật liệu xây dựng vào để thiết lập các hoạt động khai thác. "Bois Rouge" là công ty gỗ, họ có giấy phép xuất khẩu gỗ và có những đội xe tải vận chuyển. Tất cả đều là hoạt động độc quyền của Wagner.
Theo báo cáo của Sentry, hiện nay Wagner gần như độc quyền quản lư và khai thác các mỏ và nguyên liệu thô ở Trung Phi, và họ cũng được phép mang những thứ này ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, không có công ty nào trong số này có tuyên bố chính thức là họ có quan hệ làm ăn với chính quyền Trung Phi.
V́ vậy, bao nhiêu tiền đă chảy từ Châu Phi đến Nga và chảy vào kho bạc của ai th́ vẫn không biết được. Nhưng chắc chắn là, những mối lợi khổng lồ này phụ thuộc vào sự tồn tại của Prigozhin.
VTP-LTH
Ở trên là phần lược dịch v́ bài rất dài, xem bản gốc ở đây:
https://www.n-tv.de/politik/In-Afrik...e24227707.html