Mỗi khi ăn cơm, em thường xắt nửa trái ớt vào nước mắm, hoặc dằm vào canh để ăn cho tăng hương vị, tuy nhiên nhiều người thân trong gia đ́nh phản đối v́ cho rằng ớt gây loét dạ dày, xin hỏi bác sĩ có đúng không? (M.T, 22 tuổi, ngụ B́nh Dương).
Bác sĩ Huỳnh Hoài Phương, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa - BVĐK Tâm Anh - trả lời:
Ớt không phải tác nhân gây viêm loét dạ dày. Chất capsaicin có trong ớt đă được chứng minh là có khả năng ức chế vi khuẩn helicobacter pylori - nguyên nhân phổ biến gây ra vết loét dạ dày. Capsaicin trong ớt c̣n có lợi cho người bệnh ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt, có khả năng tấn công trung tâm năng lượng của các tế bào ung thư, qua đó, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ác tính.
Tuy nhiên, capsaicin gây nóng khi tiếp xúc. Nếu bạn ăn ớt ở một lượng vừa phải, dạ dày vẫn có khả năng tự bảo vệ. Dùng ớt trong thực đơn hằng ngày với số lượng hợp lư không ảnh hưởng đến dạ dày, chẳng hạn người trưởng thành chỉ nên ăn không quá một quả ớt cỡ vừa hoặc 1-2 ngày một lần ăn (khoảng 10 gram).
Không nên ăn quá một quả ớt cỡ vừa mỗi ngày
SHUTTERSTOCk
Khi dùng quá nhiều ớt sẽ bị phản tác dụng. Triệu chứng nhận biết khi dạ dày phản ứng bất lợi với ớt là viêm dạ dày, buồn nôn, nôn, ợ chua, cảm giác nóng rát ở dạ dày, dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản, bỏng rát sau xương ức.
Ngoài ra, khi ăn nhiều ớt, chất capsaicin trong ớt có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn tới t́nh trạng tiêu chảy.
Do đó, bạn nên ăn những thực phẩm nhẹ trước khi ăn ớt để không gây hại cho dạ dày. Có thể làm chín ớt để giảm các kích thích tại niêm mạc miệng, hạn chế t́nh trạng khó tiêu, đầy bụng và đau dạ dày.