5/10
Các chuyên gia Việt Nam nhận xét rằng trong khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết, các doanh nghiệp Việt Nam phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa do cuộc chiến Nga-Ukraine. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào Ukraine làm gián đoạn nguồn cung cấp nhiên liệu và vật liệu vào Việt Nam, đẩy lạm phát lên cao và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Nhiều quốc gia tiến hành áp đặt các biện pháp trừng phạt bao gồm các hạn chế tài chính nghiêm trọng đối với Moscow, điều này dẫn đến sự chậm trễ và gián đoạn trong quá trình thanh toán cũng như đẩy giá cước vận tải lên cao đột biến. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc nhập cảng một số mặt hàng từ Nga cũng như xuất cảng sản phẩm sang Nga và Ukraine.
Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Sài Gòn, nói rằng các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn trong việc mua nguyên liệu từ các thị trường khác.
Tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Nga và Ukraine đạt 7.6 tỷ Mỹ kim vào năm 2021, chiếm 1.2% tổng kim ngạch xuất nhập cảng của Việt Nam. Xung đột đã làm tăng chi phí sản xuất của các loại hàng hóa khác nhau, dẫn đến lạm phát ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá hàng hóa trên thị trường thế giới. Trong 4 tháng đầu năm 2022, giá xăng dầu Việt Nam tăng 48.8% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay xuống 5.3%.
|