Một chai dầu gội đầu bắt mắt chứa chất lỏng ánh nhũ cùng với lời quảng cáo 'lăng xê' khiến nhiều chị em tin vào công năng kỳ diệu của sản phẩm mà nhiều khi bỏ qua tìm hiểu thành phần.
Nắm được tâm lý phái đẹp, các hãng mỹ phẩm tóc rất chú trọng đến hình thức sản phẩm làm đẹp. Trên thực tế một chai dầu gội được chế từ những công thức hóa dược nào? Tóc mềm mượt nhờ thành phần gì?
Mời bạn cùng giải mã
• Sulfate Ammonium lauryl / Laureth Sulfate Amoni / Sodium lauryl Sulfate: Những chất này có trong mỗi loại dầu gội, công dụng chính của nó là hòa tan các chất bẩn.
• Cocamide DEA, MEA hoặc TEA / Cocamidopropyl Betaine: Nhờ nó dầu gội tạo bọt, giúp cho việc sử dụng dễ dàng hơn. Lưu ý: Dầu gội ít tạo bọt, sẽ có lượng kiềm thấp- đỡ hại tóc.
• Sodium Citrate: Cung cấp độ pH hợp lý do đó, tóc sáng bóng và mượt.
• Polyquaternium / Quaternium: Đây là thành phần tốt, hữu ích. Nó có trách nhiệm đảm bảo rằng dầu gội đầu dễ dàng có mặt trên từng sợi tóc. Hơn nữa, quaternium polyquaternium có tính chất giữ ẩm.
• Dimethicone / Cyclomethicone: làm mềm da đầu và cho tóc độ bóng mượt, khiến tóc dễ chải hơn. Vì vậy, nếu tóc bạn đã bị hư sau uốn nhuộm sấy hãy tìm mua dầu gội có chứa những thành phần này.
• Panthenol: Là một dạng của vitamin B giúp nuôi dưỡng tóc với độ ẩm, mà thêm độ bóng .
• Cetyl / Oleyl / Stearyl rượu: Đừng sợ, rằng rượu gây khô tóc. Hoàn toàn ngược lại. Vì những hợp chất hóa học này giúp tóc bớt rối, dễ chải.
• Nut oils / Shea Butter: Là những thành phần tự nhiên có ảnh hưởng tích cực đến tóc. Nói chung, sự hiện diện của chất chiết xuất từ các loại dầu tự nhiên tăng chất lượng của dầu gội lên nhiều lần .
• Ascorbic Acid / Citric Acid: Đây là vitamin C thông thường làm cho tóc mềm mại và sáng bóng.
• Octyl salicylat / PABA: Sự hiện diện của các thành phần này trong dầu gội giúp bảo vệ tóc khỏi tia UV. Thông thường, các chất này có thể được nhìn thấy trên nhãn của dầu gội đầu cho tóc nhuộm, đảm bảo màu nhuộm kéo dài lâu hơn.
Dầu gội đầu và giai thoại đúng – sai
1- Bọt càng nhiều tóc càng sạch. Đây là cách nghĩ sai lầm khá phổ biển. Bọt được hình thành khi các hóa chất phản ứng với không khí và nước. Ví dụ: Loại dầu gội không chứa kiềm rất ít bọt nhưng vẫn làm sạch tóc. Lý tưởng nhất là chọn loại dầu chỉ có vừa đủ lượng bọt để việc bôi trơn tóc dễ dàng hơn.
2- Nếu gội đầu đều mỗi ngày tóc sẽ chóng hỏng? Lời cảnh báo này không hoàn toàn đúng. Nếu bạn có mái tóc dầu, bạn cần gội sạch lớp nhờn để loại bỏ bụi bẩn ô nhiễm. Nếu bạn để quá vài ngày, tóc dầu bị bẩn sẽ tăng số lượng sợi rụng hơn hẳn so với mái tóc sạch. Tuy nhiên bạn cần chọn loại dầu dành riêng cho tóc nhờn trong đó phải có thành phần dưỡng ẩm như Panthenol+ bơ hạt mỡ. Đối với mái tóc khô bị xơ hỏng cũng cần gội mỗi ngày. Lưu ý: Với loại tóc nào thì khi gội cũng không nên gãi mạnh, xoa càng nhẹ càng giảm tổn thương.
Nếu đã tìm thấy loại dầu thích hợp với tóc của mình bạn không nên từ bỏ nó.
3- Dùng mãi một loại dầu gội, tóc sẽ bị quen, không còn tác dụng nữa. Cần đổi sang một nhãn hiệu khác? Đó là tư vấn được gây dựng nên bởi các nhà quảng cáo thập kỷ 90. Dầu gội không phải là thuốc kháng sinh để khiến cơ thể "nhàm thuốc". Nếu đã tìm thấy loại dầu thích hợp với tóc của mình bạn không nên từ bỏ nó.
4-Dùng dầu gội trẻ em an toàn cho tóc người lớn và tóc sẽ mềm như tóc baby? Các nhà quảng cáo còn cố thuyết phục "dầu gội baby thích hợp với da dầu nhạy cảm". Trên thực tế nếu tóc bạn đang có hóa chất nhuộm, ép, uốn, gel, mousse… thì dầu gội trẻ em không đủ để làm sạch tóc. Nếu da đầu nhạy cảm thì nó có thể phản ứng ngay cả khi bạn gội với nước lã.
5-Dầu gội đắt tiền sẽ khắc phục được mái tóc yếu. Dầu gội chỉ khiến mái tóc mềm mại và óng ả hơn thôi. Mái tóc yếu rụng của bạn cần bổ sung dinh dưỡng cả từ phía trong qua khẩu phần ăn và thuốc uống. Việc đắp mặt nạ và dưỡng có tác động đáng kể vào chân tóc. Giữ tóc trong môi trường sạch cũng là yếu tố quan trọng.