Chỉ trong vài tháng gần đây, các nhà sản xuất kim cương phấn khởi khi đă t́m được người mua hàng tỷ USD đá quư vốn nằm im trong két sắt cả năm ngoái.
Các nhà sản xuất kim cương đă rất bất an khi lượng hàng tồn kho không ngừng gia tăng trong thời kỳ cao điểm dịch bệnh năm ngoái. Nguyên nhân là nhu cầu kim cương trên thế giới thời kỳ này đă lao dốc mạnh mẽ.
Tuy nhiên, câu chuyện đă trở nên tích cực hơn trong những tháng trở lại đây. Bloomberg cho biết, vài tháng qua, nhu cầu tăng lên khiến các công ty trung gian một mặt tích cực chế tác đá để bán, mặt khác tăng thu mua kim cương thô. Hàng tồn kho đă biến mất.
Sự thay đổi nhanh chóng này đang diễn ra tại trung tâm chế tác kim cương ở Ấn Độ và Antwerp (Bỉ). Không thể đi du lịch, người tiêu dùng đă chi tiêu nhều hơn cho những mặt hàng xa xỉ như đá quư.
Hăng kim cương lớn nhất thế giới De Beers cho biết đă bán được 13,5 triệu carat kim cương trong quư I, gần gấp đôi số lượng đá quư họ khai thác trong khoảng thời gian này, báo hiệu sự sụt giảm nguồn hàng dự trữ. Mặc dù doanh nghiệp không công bố báo cáo về hàng tồn kho, trong những tuần gần đây, một số người trong giới nói rằng họ đă thông báo với khách hàng kho dự trữ đă trở lại b́nh thường. De Beers từ chối b́nh luận về thông tin này.
Trong khi đó, hàng tồn kho của công ty Alrosa (Nga) giảm khoảng 60% trong 6 tháng, c̣n 12,8 triệu carat vào cuối tháng 3, mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
Bloomberg cũng cho biết, các nhà sản xuất đă bắt đầu tăng giá trở lại. De Beers đă tăng giá kể từ cuối năm ngoái, trở lại mức trước khi dịch bệnh xuất hiện. Doanh nghiệp thu về hơn 1,6 tỷ USD trong quư I, nhiều nhất kể từ năm 2018.
Nhà phân tích Ben Davis của Liberum Capital cho biết, Alrosa và De Beers đă giải phóng được lượng hàng tồn kho tích luỹ trong năm 2020 mà không ảnh hưởng đến giá kim cương. "Điều này là dấu hiệu tốt cho năm nay", ông nói.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp kim cương vẫn c̣n nhiều rủi ro. Đơn cử, ngành sản xuất kim cương của Ấn Độ sẽ dễ bị tổn thương trước làn sóng Covid-19 mới, không đủ đáp ứng nhu cầu cho các nhà bán lẻ chủ chốt tại thị trường Trung Quốc, Mỹ. Điều này có thể tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung, nhưng cũng có thể làm giảm nhu cầu về kim cương thô.
VietBF@sưu tập
|