Giáo hoàng Francis một lần nữa không đề cập tới người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong lời chúc Giáng sinh vào thứ Sáu (25/12). Trong lời chúc của ông kêu gọi sự chú ư đến những đau khổ và bất công trên toàn thế giới trong khi lại bỏ qua việc hàng triệu người dân tộc thiểu số ở Tân Cương đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngược đăi, theo Breitbart.
Trong lời chúc vào dịp Giáng sinh năm nay, Giáo hoàng Francis đă nhắc tới một loạt những quốc gia và vùng lănh thổ mà người dân ở đó bị ảnh hưởng bởi xung đột, bạo lực và thảm họa thiên nhiên, bao gồm người dân Syria, Iraq và Yemen, người Yazidis, người Israel và người Palestine, người Lebanon, Ukraine, Burkina Faso, Mali và Niger, Ethiopia, Mozambique, Nam Sudan, Nigeria và Cameroon, Chile và Venezuela, Philippines và Việt Nam.
Tuy nhiên, Giáo hoàng đă không đề cập tới Trung Quốc, đặc biệt là khu vực Tân Cương, nơi nhiều báo cáo đáng tin cậy đă cho thấy hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số khác tại đây đang bị xét nghiệm gen, mổ cướp nội tạng, tra tấn và cưỡng bức phá thai.
Tương tự như vậy, vào tháng 12 năm ngoái, trong thông điệp Giáng sinh hàng năm của ḿnh, Giáo hoàng đă cầu nguyện cho các khu vực gặp khó khăn trên toàn cầu, tưởng nhớ tất cả những người bị bức hại, nhưng không đề cập đến cuộc bức hại các tín đồ tôn giáo ở Trung Quốc và các cuộc biểu t́nh ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đang diễn ra vào thời điểm đó.
Những người theo dơi Vatican cho rằng sự im lặng của Giáo hoàng đối với các vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ là do ông mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và đến thăm đất nước này vào một ngày nào đó.
Vatican đă kư một thỏa thuận bí mật với ĐCSTQ vào tháng 9/2018 liên quan đến việc phong chức vị cho các giám mục Trung Quốc, một động thái gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ vào thời điểm đó và càng trở nên trầm trọng hơn khi ĐCSTQ liên tục đàn áp các tín đồ Cơ đốc giáo sau khi thỏa thuận được kư kết.
Thỏa thuận này đă được gia hạn vào mùa thu năm nay bất chấp những lời kêu gọi từ các chính phủ và các nhóm nhân quyền yêu cầu Vatican xem xét lại chính sách quá mềm mỏng của ḿnh đối với chính quyền Trung Quốc.
Tháng 7 vừa qua, Foreign Affairs đă đăng một bài viết gây nhức nhối của nhà báo Benedict Rogers về việc những người Do Thái sẵn sàng chống lại các hành động tàn bạo của chính quyền Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, trái ngược với sự im lặng tới mức khó hiểu của Giáo hoàng Francis.
Không ai nghi ngờ về “những điểm tương đồng giữa những ǵ được cho là đang xảy ra ở Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa ngày nay và những ǵ đă xảy ra ở Đức Quốc xă 75 năm trước: Mọi người bị cưỡng bức đưa lên xe lửa; những người đàn ông theo đạo bị cắt râu; phụ nữ bị triệt sản; và bóng ma nghiệt ngă của các trại tập trung”, bà van der Zyl, Chủ tịch Ủy ban Đại biểu Người Do Thái Vương quốc Anh, nói.
“Một giọng nói đă vắng bóng một cách kỳ lạ – đó là của Giáo hoàng Francis, người thường bênh vực mạnh mẽ những người bị áp bức”, Rogers viết. “Sự im lặng của ông ấy nói lên sự nguy hiểm của thỏa thuận với Trung Quốc mà Vatican thực hiện”.
“Chính sự im lặng của Francis là điều khiến tôi bị sốc nhất”, Rogers viết.
Giáo hoàng Francis cũng là một trong những chức sắc tôn giáo có ảnh hưởng cùng một số nguyên thủ quốc gia đầu tiên lên tiếng chúc mừng ông Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ trong khi chưa có kết quả bầu cử chính thức, và nhóm pháp lư của Tổng thống Trump mới chỉ bắt đầu hành động cho các vụ kiện gian lận bầu cử bị nghi ngờ có bàn tay của ĐCSTQ can thiệp. Giáo hoàng Francis cũng đă từ chối gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trước cuộc bầu cử 3/11.