Báo Nikkei ngày 21-8 có bài viết về việc Mỹ tăng cường bán vũ khí giúp tăng năng lực cho các nước khu vực. Trong khi Nhật Bản chi 23 tỉ USD để mua các tiêm kích tàng h́nh F-35 th́ Indonesia mua 8 trực thăng Osprey với giá 2 tỉ USD.
Các tiêm kích F-35 Lightning II trong một lần bay từ Vương quốc Anh về lại Mỹ sau khi tham gia tŕnh diễn tại một triển lăm hàng không - Ảnh: Không quân Mỹ
Với các thương vụ bán vũ khí được phê chuẩn trong tháng 7 trị giá tới 32 tỉ USD, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20-8 cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ thêm nữa cho các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương để tăng năng lực quốc pḥng.
"Chỉ trong tháng 7, đây là tháng sinh lợi cao thứ hai của chúng tôi về buôn bán vũ khí trong lịch sử của Bộ Ngoại giao Mỹ", ông Clarke Cooper, trợ lư Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự, cho biết trong một cuộc họp báo qua video với truyền thông nước ngoài.
Ông cho biết trong số này có thương vụ trị giá 23,1 tỉ USD với việc Nhật Bản mua 105 tiêm kích tàng h́nh F-35 của Mỹ. Ngoài ra có 8 trực thăng Osprey cùng các thiết bị liên quan trị giá 2 tỉ USD bán cho Indonesia.
Mỹ cũng phê duyệt hợp đồng nâng cấp tên lửa Patriot trị giá 620 triệu USD cho Đài Loan để tăng tuổi thọ của các hệ thống pḥng không này.
Trong khi đó, Mỹ nâng cấp máy bay trinh sát Peace Krypton cho Hàn Quốc trong một hợp đồng trị giá 250 triệu USD. C̣n Philippines mua trực thăng tấn công AH-64E Apache, AH-1Z Viper cùng các tàu hỗ trợ... với giá khoảng 2 tỉ USD.
Ông Cooper cho biết Mỹ sẽ "tiến lên phía trước" với các đối tác và tiếp tục đảm bảo rằng những đối tác này cùng nước Mỹ "có khả năng tương tác với nhau".
Báo Nikkei lưu ư việc Mỹ tăng cường bán vũ khí cho các nước trong khu vực diễn ra vào thời điểm Washington đă bác bỏ các yêu sách vô lư của Trung Quốc ở Biển Đông, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và tập trận hải quân chung với các đối tác.
"Tăng cường hợp tác an ninh với 'các đối tác cùng chí hướng' là hết sức quan trọng", ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc pḥng cao cấp tại tập đoàn RAND ở Mỹ, b́nh luận. Ông nói rằng các thương vụ vũ khí này sẽ hỗ trợ các nước trong khu vực cải thiện các năng lực để "chống lại sự áp bức quân sự của Trung Quốc".
Nhà phân tích này giải thích thêm: "Bằng cách cải thiện các năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) của các nước trong chuỗi đảo thứ nhất, hi vọng Bắc Kinh sẽ suy nghĩ lại về chuyện phô trương cơ bắp hải quân, hải cảnh và dân quân biển v́ lo ngại một sự tính toán sai lầm có thể leo thang thành xung đột vũ trang, và khi đó có thể lôi kéo Mỹ nhảy vào".
Chuỗi đảo thứ nhất mà ông Derek Grossman đề cập là khu vực bao gồm các đảo lớn bên ngoài bờ biển lục địa Đông Á, trải dài từ Nhật Bản tới đảo Borneo ở Đông Nam Á.
Một số chuyên gia cho biết chuỗi đảo này đă được Mỹ xác định từ thời Chiến tranh lạnh, với 4 điểm quan trọng: Đầu chuỗi đảo là Hàn Quốc, đuôi chuỗi đảo là Philippines, khóa chuỗi đảo là Đài Loan, và trung tâm chuỗi đảo là Nhật Bản.
Ông Cooper cho biết quan hệ hợp tác quốc pḥng của Mỹ với Ấn Độ cũng "đang mở rộng". Ấn Độ hiện có tranh chấp biên giới dai dẳng với Trung Quốc. Gần đây xuất hiện thông tin Trung Quốc triển khai tiêm kích tàng h́nh tiên tiến J-20 tới khu vực gần biên giới với Ấn Độ.
VietBF@sưu tập