Đập Tam Hiệp không được thiết kế để 'ngăn lũ' ở hạ nguồn. Giữa lúc nhiều địa phương ở trung hạ du sông Trường Giang đang ngập nặng th́ đại diện Tập đoàn Tam Hiệp bác bỏ thông tin nói đập bị "biến dạng" hay có nguy cơ "sập".
Đập Tam Hiệp được thiết kế để ngăn lũ ở thượng nguồn sông Trường Giang, không phải ở trung và hạ du. Do đó, nếu mưa lớn gây lũ lụt ở các địa phương phía dưới con đập, họ sẽ phải "tự lực cánh sinh" để chống lũ, theo công ty quản lư.
Trong bài phỏng vấn đăng trên Global Times hôm 21/7, Tập đoàn Tam Hiệp cũng bác bỏ những "hoài nghi và chỉ trích" rằng đập thủy điện lớn nhất thế giới không có khả năng chống chọi với lũ lớn, hay bị biến dạng, thậm chí có nguy cơ sập.
Đập Tam Hiệp đă trải qua 2 trận lũ năm nay. Ảnh: Tân Hoa Xă.
Tập đoàn Tam Hiệp cho biết chức năng chống lũ của dự án thủy lợi khổng lồ này chủ yếu nằm ở Kinh Giang, đoạn sông Trường Giang kéo dài từ Chi Giang thuộc thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, đến Thành Lăng Cơ thuộc huyện Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam.
"Với hồ chứa có khả năng chứa đến 22 tỷ m3 nước, công tŕnh được thiết kế để ngăn lũ ở thượng nguồn sông Trường Giang, trong đó đập Tam Hiệp đóng góp đáng kể vào việc ngăn chặn lũ lụt vượt khỏi tầm kiểm soát", một đại diện của công ty, không được nêu tên, nói với Global Times.
"Nếu lũ lụt xảy ra do mưa lớn ở trung và hạ du sông Trường Giang, các thành phố xung quanh các nhánh sông này chủ yếu sẽ phải tự lực cánh sinh bằng hệ thống chống ngập của chính ḿnh".
Tuy nhiên, cũng theo người này, hồ chứa Tam Hiệp có thể cắt giảm lượng nước xả ra bằng cách ngăn lượng nước đổ vào nhiều nhất có thể, từ dó giúp hạ mực nước ḍng chính Trường Giang ở hạ nguồn và giảm áp lực chống ngập cho các địa phương xung quanh.
Trước thông tin rằng đập Tam Hiệp bị "biến dạng" và có nguy cơ "sập", đại diện công ty nói công tŕnh này, hoàn thành vào năm 2012, đang vận hành "an toàn trong t́nh trạng tốt".
"Trong những năm qua, chưa từng có cái gọi là 'biến dạng' xảy ra, hay bất cứ nguy cơ đáng kể nào", người này cho hay.
dap tam hiep ngan lu anh 2
Hồ chứa Tam Hiệp xả lũ hôm 19/7. Ảnh: Tân Hoa Xă.
Cũng theo lời người này, từ năm 1994 khi khởi công xây dựng đập Tam Hiệp đến tháng 6 năm nay, dự án giám sát an toàn đă lắp đặt 12.000 thiết bị trong và xung quanh con đập. Hệ thống này theo dơi "sự biến dạng, lực và hướng ṛ rỉ, ứng suất - biến dạng, động đất mạnh, thủy lực học và động lực học".
Truyền thông nước ngoài từng nhiều lần đặt nghi vấn về chất lượng và năng lực của công tŕnh nằm ở ranh giới thượng du và trung du sông Trường Giang, con sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ ba thế giới.
Mới đây, Reuters có bài viết dẫn lời một số chuyên gia trong ngành nói mực nước cao ở sông Trường Giang và các hồ chứa những tuần qua cho thấy đập Tam Hiệp không hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra.
"Đập Tam Hiệp được xây dựng để kiểm soát lũ. Chưa đầy 20 năm sau ngày khánh thành con đập, Trung Quốc chứng kiến đợt lũ lụt lịch sử. Chúng ta có thể thấy đập Tam Hiệp không có khả năng chặn đứng t́nh huống nghiêm trọng này", Reuters dẫn lời nhà địa lư học David Shankman ở Đại học Alabama, Mỹ.
VietBF@ sưu tầm.