Biển Đông đang nguy cấp! Trung Quốc thì đang ngụy biện cho hàng động của chúng ở Biển Đông. Chúngngụy biện để biện minh cho hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN hoàn toàn là trái luật pháp quốc tế.
Thực hiện chiến lược độc chiếm Biển Đông để làm bàn đạp vươn lên vị trí siêu cường quốc tế trong cuộc cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế, địa chiến lược với Mỹ tại khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, Trung Quốc đă và đang lợi dụng mọi thời cơ; tận dụng mọi lợi thế về quân sự, kinh tế, kỹ thuật, tài chính… để từng bước, lúc bí mật, khi công khai, tiến hành xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa năm 1956, 1974 và một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
Căn cứ pháp lư rơ ràng của VN
Từ sau năm 1988, Trung Quốc, một mặt san lấp, xây dựng phi pháp để biến 7 thực thể địa lư ở phía tây bắc quần đảo Trường Sa của VN mà họ đánh chiếm thành các đảo nhân tạo rất lớn, đủ để bố trí thiết bị quân sự hải, lục, không quân hiện đại. Mặt khác, họ tiếp tục triển khai chiến thuật gặm nhấm theo phương châm “cháo nóng húp quanh” đối với các thực thể địa lư là những băi ngầm, rạn san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông, như những ǵ đă xảy ra ở đá Vành Khăn năm 1995, băi cạn Scarborough năm 2012...
Lược đồ vị trí băi Tư Chính
Nguồn UNCLOS-CIA/Đồ họa: Bảo Vinh
Đáng chú ư, Bắc Kinh đă và đang mở rộng hoạt động phi pháp này bằng cách huy động tàu thuyền đến hoạt động tại khu vực băi cạn James cách bờ biển Malaysia chỉ 80 km, băi Cỏ Rong ở phía đông quần đảo Trường Sa, cách Philippines dưới 200 hải lư. Gần đây nhất, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đă có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN, được xác định theo đúng các quy định trong Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS) mà VN và Trung Quốc đều là thành viên.
Tại sao VN khẳng định đó là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của ḿnh trong khi Trung Quốc lại ngụy biện rằng khu vực mà nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 đang hoạt động lại nằm trong phạm vi cái gọi là “vùng nước quần đảo Nam Sa (tên gọi phi pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa của VN - TN)”? Qua nghiên cứu, đối chiếu với những quy định của UNCLOS, luật Biển VN năm 2012, cũng như các tiền lệ pháp lư, đặc biệt là phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực năm 2016, chúng tôi đánh giá lời khẳng định của VN có căn cứ pháp lư rơ ràng. Khu vực phía nam Biển Đông được đề cập là khu vực băi cạn Tư Chính, Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân… ở cách đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lănh hải ven bờ lục địa VN công bố năm 1982 dưới 200 hải lư, là phần nối dài của thềm lục địa VN. Các băi cạn này ngăn cách với quần đảo Trường Sa bằng một rănh sâu nên theo UNCLOS, nó không thuộc quần đảo Trường Sa và càng không phải vùng tranh chấp.
Tàu cá dân binh đi kèm bảo vệ tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đang khảo sát trái phép khu vực băi Tư Chính