Luôn kè kè bên cạnh tổng thống Mỹ là chiếc vali bí ẩn, trong đó được cho là chứa nút bấm hạt nhân. Mọi người đều hiểu rằng khi cần phát động chiến tranh hạt nhân, Tổng thống Mỹ có quyền bấm. Tuy nhiên, trong ṿng hơn 50 năm qua, “bóng ma chiếc nút” luôn là đề tài gây ám ảnh về kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Sử gia Alex Wellerstein nói rằng “nút bấm hạt nhân” là cách mà công luận Mỹ quan tâm tới sức mạnh của Tổng thống...
Trong suốt cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba (CMC) vào năm 1962, Tổng thống John F Kennedy đă thảo luận về kết quả của các nhiệm vụ giám sát tại Cuba
Sử gia Wellerstein nhấn mạnh: “Thực sự không có cái nút bấm nào ở đây cả. Chưa từng nghe nói có nó. Đó là một ư tưởng rơ là kỳ quặc! Nó chỉ là một phép ẩn dụ cho phép người Mỹ nghĩ về công nghệ, sự tiện lợi và thiếu kiểm soát của chúng ta”.
“Nút bấm hạt nhân” của Harry Truman
Ư tưởng về một cái nút có thể nhanh chóng hủy diệt các quốc gia hay thậm chí cả thế giới đă xuất hiện tại một thời điểm ngay cả trước khi phát minh ra vũ khí hạt nhân. Sử gia Wellerstein đă t́m thấy trong nghiên cứu của ông một câu chuyện trinh thám của Pháp có từ thập niên 1980, trong đó kể rằng nhà phát minh Thomas Edison đă nhấn một cái nút phát ra luồng điện hủy diệt cả thế giới.
Trong suốt thập niên 1920, các nhà vật lư đă bác bỏ tiền đề về một cái nút có thể hủy diệt nhân loại và cho rằng đó là sự phóng đại. Cuộc đại chiến thế giới thứ II (ĐCTG II) đă lồng ghép ư tưởng về “chiến tranh nhấn nút”, nhưng lần này sự kết hợp với mối hiểm họa của một vụ nổ hạt nhân, ư tưởng đó đă ăn sâu vào tâm thức công chúng và nền văn hóa đại chúng. Đối với sử gia Wellerstein, ư tưởng về hủy diệt mức độ hạt nhân có thể đồng hành bằng một hành động đơn giản như là nhấn một chiếc nút tạo nên một vụ “khủng bố hạt nhân” đă làm định h́nh chính trị thế giới kể từ khi hạt nhân được công bố vào tháng 8 năm 1945.
Kể từ đó mỗi đời Tổng thống lại có quyền ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân, dù thực tế là chỉ có Harry Truman đă sử dụng nó. Khả năng độc đáo này đă giúp định h́nh quyền Tổng thống hiện đại. Ngày hôm nay, công chúng quan tâm đến quyền lực của vị Tổng tư lệnh với việc gọi một cú điện thoại ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân, theo sử gia Wellerstein. Ban đầu quyết định đó được tuân theo bởi quân đội của Tổng thống. Có rất ít người tỏ ra hoài nghi nghiêm túc rằng tại sao lại kiểm soát vũ khí hạt nhân và nó phải khác với kiểm soát các loại vũ khí thông thường. Thời gian trôi đi, bản thân Harry Truman cũng như những người viết tiểu sử về ông đă mặc nhiên chấp nhận khái niệm “nút bấm” theo một cách trực tiếp hay gián tiếp, rằng chỉ có Tổng thống mới có quyền ra lệnh ném bom. Có một thực tế rằng Harry Truman đă phê chuẩn miệng cho quân đội Mỹ thả bom ở Nhật Bản, nhưng theo sử gia Wellerstein, mệnh lệnh quân đội đă được soạn thảo bởi tướng Leslie Groves, sĩ quan chính của Dự án Manhattan, và mệnh lệnh đó được kư bởi Bộ trưởng chiến tranh Henry Stimson.
Tuy nhiên, sau khi ném bom 2 thành phố Hiroshima và Nagaski, Harry Truman đă thay đổi cách giải quyết vấn đề. Sử gia Wellerstein cho biết: “Đột nhiên Truman nhận ra rằng có một số thứ mà ông không muốn giao cho quân đội”. Sử gia William Johnston viết: “Quyết định đầu tiên của Harry Truman về bom hạt nhân đă diễn ra vào ngày 10/8/1945, tức chỉ 1 ngày sau vụ ném bom Nagasaki”. Lúc đó, một quả bom thứ 3 đă được lên kế hoạch. Một bản ghi nhớ từ tướng Leslie Groves gửi cho Tướng George C. Marshall, khi đó là Tham mưu trưởng lục quân Hoa Kỳ, có ghi chú rằng “quả bom kế tiếp cùng loại nổ sẽ được mang tới mục tiêu khi có thời tiết thuận lợi sau ngày 24/8/1945”. Nhưng bên dưới bản ghi nhớ lại kèm một ḍng chú thích: “Nếu không có thẩm quyền của Tổng thống, không nên ném bom bên trên lănh thổ Nhật Bản”. Harry Truman cho rằng ư tưởng hủy diệt “10 vạn người khác là quá khủng khiếp”, dẫn bài viết của ông Henry Wallace, Bộ trưởng Thương mại Mỹ trong cuốn nhật kư của ông.
Bằng việc chịu trách nhiệm cho việc tung ra mệnh lệnh khởi động, Harry Truman c̣n bắt đầu một truyền thống cho các đời Tổng thống kế tiếp quyền lực sử dụng hạt nhân, nhưng không được dàn xếp chính thức. Khoảng tháng 11/1950, vào đầu những tháng của cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Harry Truman đă chỉ định rằng ông đang xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân, dẫn lời học giả Se Young Jang. Tại một cuộc họp báo, Truman đă nêu ra khả năng này và ông cũng chỉ định các tướng lĩnh quân đội nên kiểm soát vũ khí. Các phóng viên Mỹ đă đặt câu hỏi về ư tưởng trao quyền hạt nhân cho quân đội đặc biệt là nhân vật “máu mặt” - tướng Douglas MacArthur. Công luận phản đối, Nhà Trắng nhanh chóng phát đi một thông cáo rằng “chỉ có Tổng thống mới có quyền sử dụng bom nguyên tử, và không ủy quyền cho bất kỳ ai”. Ngay cả khi tướng MacArthur sau đó đề nghị bom hạt nhân như là một sự lựa chọn của quân đội th́ Truman cũng khước từ ủy quyền này nhằm kiện toàn sức mạnh của Tổng thống.
Bí mật hạt nhân thời Kennedy
Sau các vụ ném bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki, năm 1948, những loại vũ khí hạt nhân mới đă được thử nghiệm bởi Ủy ban năng lượng nguyên tử (AEC), đơn vị kế nhiệm Dự án Manhattan. Vào cuối năm 1952, theo bà Alice Buck từ Bộ Năng lượng Mỹ th́ các loại vũ khí nhiệt hạch lần đầu tiên được thử nghiệm. Vào thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower nắm quyền Nhà Trắng vào năm 1953, Mỹ đang nắm trong tay hàng trăm quả bom hạt nhân, một số đang nằm ở một số quốc gia đồng minh với Mỹ gần kề biên giới Nga.
Các phương pháp chuyển giao bom đă đạt thuận lợi đáng kể vào thời kỳ đó. Trong thời kỳ diễn ra ĐCTG II, máy bay là phương tiện duy nhất chở bom hạt nhân với dung tích nhiên liệu giới hạn, và bản thân bom được xử lư bằng tay bởi các kỹ thuật viên lăo luyện, theo lời sử gia Wellerstein. Nhưng vào thời điểm Harry Truman rời Nhà Trắng, quân đội Mỹ đă có các loại máy bay ném bom bay nhanh hơn, nhận tiếp nhiên liệu giữa bầu trời, cũng như các loại tên lửa hạt nhân đất đối đất.
Tốc độ phát triển hạt nhân nhanh chóng cùng với thực tế Liên Xô cũng có các loại vũ khí hạt nhân đă giúp định h́nh quyền quyết định của thời Eisenhower, trao quyền cho các sĩ quan quân đội phát động một cuộc tấn công hạt nhân mà không cần phê chuẩn trực tiếp của Tổng thống. Tác giả Eric Schlosser của báo New Yorker viết: “Chính sách mới đă được triển khai liên quan đến các t́nh huống Tổng thống bị ám sát trong một vụ tấn công, hay thông tin bị ṛ rỉ”. Sử gia Wellerstein giải thích: “Dưới thời Eisenhower, họ lo sợ về khả năng tấn công nhanh của người Liên Xô”.
Sử gia Wellerstein nói thêm: “Vào thời kỳ cầm quyền Nhà Trắng của Tổng thống John F. Kenedy vào năm 1961, đang có một sự khó chịu với ư tưởng về việc khó kiểm soát hạt nhân. Có nhiều chi tiết mà chúng tôi không biết v́ chúng được phân loại. Nhưng trên hết, chính quyền Kennedy đă sáng tạo ra một hệ thống linh hoạt cho phép khi nào th́ có thể ra lệnh và triển khai bom hạt nhân, không cần phải được thông qua như pháp luật. Cơ chế này có thể chuyển giao nhanh chóng giữa các chính quyền”.
Giới sử gia đă có thể xâu chuỗi nhiều thông tin đắt giá. Chính quyền Kennedy đă đặt cơ chế bảo vệ tốt hơn đối với các loại vũ khí triển khai trong nội địa và ngoài lănh thổ Mỹ, thiết lập các ổ khóa gọi là Liên kết hành động tùy ư (PALs) nhằm ngăn ngừa bất kỳ thành viên nào của quân đội phát động vũ khí hạt nhân trước mà không thông qua ư kiến của Tổng thống, hoặc các nước giữ vũ khí của Mỹ được quyền tiếp quản công nghệ hạt nhân cho họ.
Chính quyền Kennedy cũng tạo ra cái gọi là Kế hoạch tác chiến tích hợp đơn lẻ (SIOP), một kế hoạch thống nhất trong trường hợp nổ ra chiến tranh hạt nhân, phiên bản này ngày hôm nay đang sử dụng. Trước khi tạo ra SIOP, mỗi nhánh quân đội Mỹ lại có riêng cho họ một kế hoạch chiến tranh hạt nhân, và họ chỉ có 1 sự lựa chọn: Hủy diệt hàng loạt. Kennedy xây dựng hoàn công SIOP và quyết định rằng SIOP nên bao gồm nhiều kế hoạch tấn công với các quy mô khác nhau nhằm giúp cải thiện khả năng bị phá hủy tiềm tàng và làm cho chiến tranh hạt nhân trở nên linh hoạt hơn.
Theo ông Peter Feaver, một khoa học gia chính trị tại Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ) th́ kể từ thời kỳ của Harry Truman, quá tŕnh mà Tổng thống ra lệnh một cuộc tấn công hạt nhân đă “trở nên mạnh mẽ và cứng rắn hơn”. Theo ông Feaver, một số quyết định quan trọng từ hồi thập niên 1940 vẫn c̣n hoạt động đến hôm nay. Nhà khoa học Peter Feaver kết luận: “Quyết định bắn 1 viên đạn có thể nằm trong tay nhiều binh sĩ. Nhưng không thể áp dụng như thế với vũ khí hạt nhân”...
Therealtz © VietBF