Vietbf.com - TQ hù dọa Việt Nam càng thêm sợ bằng cách tập trận gần quần đảo Hoàng Sa, mà khu vực đổ bộ nằm cách bờ biển Việt Nam độ 300 km, với mục tiêu này Trung Quốc có thể hù dọa Việt Nam về sức mạnh của Hạm Đội Nam Hải, vì quân đội Trung Quốc vừa công bố hình ảnh về một cuộc tập trận quy tụ nhiều tàu thuyền đổ bộ vừa qua.
Hạm Đội Nam Hải tập trận ở Hoàng Sa. Ảnh chụp ngày 05/05/2016.
STR / AFP
Trên những hình ảnh được đăng tải, có thể thấy 2 chiếc tàu đổ bộ loại 071, trọng tải hơn 20 000 tấn (trên hình là chiếc Côn Luân Sơn, ký hiệu 998 và Tỉnh Cương Sơn, ký hiệu 999), 3 chiến thuyền đổ bộ chạy trên đệm hơi loại 726/726A, hai trực thăng chuyển vận trên biển Z-8J, cùng tiến theo đội hình về một hòn đảo.
Ngược lại với những cuộc tập trận khác cùng loại của Hải Quân Trung Quốc, cuộc thao diễn nói trên không huy động thiết vận xa lội nước, chỉ có thủy quân lục chiến tham gia đi trên các chiến thuyền đổ bộ chạy trên đệm hơi.
Trên hình ảnh thì các chiếc tàu đổ bộ cũng đã dùng đại bác H/PJ-26, 76mm bắn yểm trợ trên biển vào ban đêm. Điều này cho thấy là Hải Quân Trung Quốc cũng đã diễn tập đổ bộ ban đêm.
Nhưng nơi chính xác diễn ra bài tập thì không được nêu rõ, bản tin chỉ chính thức nêu lên thời điểm "cuối tháng". Nhưng nếu căn cứ vào hai thông tri gởi cho phi hành đoàn các phi cơ bay ngang khu vực, NOTAM A0630/17 và A0634/17, thì ta có thể hiểu là cuộc tập trận của Hải Quân Trung Quốc tập trung chung quanh quần đảo Hoàng Sa.
Vùng ở phía đông, gần đảo Phú Lâm, ở Hoàng Sa, cấm bay cho đến độ cao 15.000 mét, từ 19g đến 22g, giờ Bắc Kinh, ngày 25/03. Thời gian này phù hợp với hình chụp tập trận ban đêm được công bố.
Bài tập đổ bộ có lẽ cũng diễn ra vào ngày 27/03, ở vùng khác, phía tây, từ 15g đến 18g. Thủy quân lục chiến đã đổ bộ lên đảo Quang Ảnh (Money Island), một đảo nhỏ cách bờ biển Việt Nam khoảng 300 km.
Điểm đáng lưu ý là thời gian và địa điểm mà Hải Quân Trung Quốc chọn để tổ chức tập trận đổ bộ đã làm dấy lên thắc mắc : không những nó diễn ra ở Hoàng Sa, một quần đảo bị rơi vào tay Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa tháng Giêng năm 1974, mà lại được tiến hành 10 ngày sau cuộc gặp ở Bắc Kinh giữa quan chức cao cấp Quân Đội Trung Quốc và tư lệnh Hải Quân Việt Nam.
Hải Quân hai bên đã bàn về vấn đề hợp tác song phương, như tuần tra chung ở Vịnh Bắc Bộ chẳng hạn. Tư lệnh Hải quân Việt Nam, chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam, đã nói với đồng nhiệm Trung Quốc là Việt Nam xem trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.
Theo ghi nhận của East Pendulum, cuộc tập trận đổ bộ mới này của Trung Quốc ở khu vực Hoàng Sa, hoặc là đã được dự kiến từ lâu, điều rất có thể, hoặc đã được tiến hành như một phản ứng tức thời sau cuộc gặp cấp cao Việt Trung nói trên, và điều đó có nghĩa là cuộc họp có thể đã không diễn ra một cách tốt đẹp.
Có lẽ cũng phải gắn cuộc tập trận với sự kiện tàu dọ thám Mỹ, chiếc T-AGOS 21 Effective, đã quanh quẩn trong nhiều ngày gần một căn cứ tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc ở Hải Nam, từ hôm 20/03. Căn cứ này là nơi xuất phát của các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc lớp 091V, đi tuần tra răn đe hạt nhân ở Thái Bình Dương, mà mục tiêu nhắm tới là Hoa Kỳ.