Việt Nam đang trở thành điểm đến ưa thích của nhiều du khách. Bên cạnh đó, đâycũng là nơi được nhiều ông lớn lựa chọn đầu tư. Amway, Google, Apple t́m cơ hội đầu tư ở mảnh đất này.
Một đoàn gồm 29 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ đă bắt đầu chuyến thăm 4 ngày tới Việt Nam từ 6/3 để t́m hiểu những cải cách mà Chính phủ đang thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư, đồng thời t́m kiếm cơ hội kinh doanh tại thị trường 93 triệu dân.
Đây là đoàn doanh nghiệp cấp cao đầu tiên của Mỹ sang Việt Nam kể từ khi nền kinh tế lớn nhất thế giới có tổng thống mới. Thành phần của đoàn gồm những tên tuổi lớn như Amway, Apple, Coca-Cola, ExxonMobil, Ford, General Electric (GE), Google, General Motors, MasterCard và Visa.
Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hàng đầu trong khu vực
Các doanh nghiệp lớn của Mỹ đều có chung nhận định là sức hấp dẫn của Việt Nam đến từ tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở top đầu trong khu vực, tầng lớn trung lưu gia tăng nhanh và những nỗ lực của Chính phủ để cải thiện môi trường kinh doanh.
Ông Marc Mealy, Phó chủ tịch phụ trách chính sách, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (UABC), cho biết hơn 150 thành viên của hội đồng này luôn coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn thứ nhất hoặc thứ hai trong khu vực.
Theo Đại sứ Michael Michalak, Phó chủ tịch cấp cao và Giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh tốt để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó có Mỹ.
Dù Tổng thống Donald Trump khi mới lên nắm quyền tuyên bố sẽ yêu cầu các tập đoàn lớn của Mỹ quay về đầu tư trong nước, nhưng các doanh nghiệp này vẫn xem xét đầu tư ra bên ngoài dựa trên các điều kiện kinh tế tại thời điểm đưa ra quyết định, trong đó có sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và sức cạnh tranh của nền kinh tế, Đại sứ Michalak nói thêm.
Từ trái qua phải: Ông Marc Mealy, Đại sứ Michael Michalak và ông Christian Bennet.
Cơ hội kinh doanh trải rộng ở nhiều lĩnh vực
Theo ông Christian Bennet, Giám đốc đối ngoại của GE khu vực Đông Nam Á kiêm Chủ tịch Ủy ban Việt Nam thuộc UABC, sự đa dạng về lĩnh vực hoạt động của đoàn doanh nghiệp trải từ nông nghiệp, tài chính, điện, công nghệ thông tin đến giáo dục và y tế cho thấy mối quan tâm rộng lớn của các tập đoàn này tại Việt Nam.
Ông Michalak, người từng là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam từ năm 2007 đến 2011, cho biết các doanh nghiệp lần này quan tâm nhiều đến các cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), kinh tế số và hệ thống thanh toán tại Việt Nam.
Ngoài ra, tiếp sau Chính phủ Việt Nam công bố ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, một số doanh nghiệp muốn chuyên giao công nghệ “nông nghiệp thông minh”, trong đó có giống cây trồng, thuốc và phân bón cho các đối tác Việt Nam.
Một số doanh nghiệp tài chính cũng quan tâm đến cơ hội đầu tư mua cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh Chính phủ muốn thúc đẩy quá tŕnh cổ phần hóa.
Để thu hút thêm vốn đầu tư của Mỹ trong lĩnh vực tài chính, ông Marc Mealy khuyến nghị Việt Nam cần đảm bảo tính rơ ràng và thống nhất của chính sách thuế, và các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán.
“Khi xem xét các sổ sách của các công ty cổ phần hóa, nếu các nhà đầu tư cảm thấy không minh bạch th́ họ sẽ không mạo hiểm đem tiền đầu tư vào các tài sản đó”, ông Mealy nhấn mạnh.