Nghề tổng thống là một nghề không phải cứ có tiền là mua được. Nó đ̣i hỏi người nắm giữ vị trí phải có những tài năng lănh đạo hơn người. Tuy nhiên, cũng có những lời ám ảnh kinh hoàng đối với cái nghề cao cả bậc nhất này.
Tổng thống là "nghề" nguy hiểm nhất nước Mỹ (ảnh: Forbes)
Theo số liệu thống kê vào năm 2014 về số vụ tử vong khi đang làm việc của Ủy ban Thống kê Lao động Mỹ (BLS) th́ nghề nghiệp đứng đầu danh sách này chính là nghề mộc. Cụ thể, đă có 111 trên 100.000 tiều phu tử vong trong khi hành nghề từ trước tới nay, chiếm 0,111%. Tuy nhiên, con số này chẳng thấm vào đâu so với 19% các Tổng thống Mỹ qua đời khi vẫn c̣n đang đương chức (8 trong số 43 vị). Do đó, nói không ngoa khi cho rằng tổng thống chính là nghề nghiệp nguy hiểm nhất tại nước Mỹ
Nguy cơ bị đoạt mạng bất kỳ lúc nào
Những Tổng thống Mỹ qua đời trong khi c̣n đương nhiệm
Tổng thống thứ 33 của Mỹ Harry S. Truman đă từng nói: “Làm tổng thống giống như ngồi trên lưng cọp, bạn phải biết cưỡi hoặc sẽ bị ăn thịt.” Câu nói của ông đă phần nào khắc họa được những mối đe dọa luôn bủa vây ŕnh rập các tổng thống Mỹ. Cho dù là người quyền lực bậc nhất thế giới, có thể một tay đảo lộn trật tự tại nhiều quốc gia, vị nguyên thủ đứng đầu Nhà Trắng vẫn có thể bị lấy mạng bất kỳ lúc nào, nếu không v́ bệnh tật th́ cũng v́ những tên khủng bố hay những kẻ tâm thần luôn bị ám ảnh bởi mục tiêu ám sát lănh đạo.
Kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ đă chứng kiến bốn tổng thống bị ám sát khi đang tại chức, chưa kể hai cái chết bị nghi là đánh thuốc độc, và vô số các âm mưu hăm hại không thành. Theo thống kê, có hơn 20 âm mưu ám sát các tổng thống Mỹ trong lịch sử khi họ c̣n đương chức hoặc đă kết thúc nhiệm kỳ. Trong số này, có 4 vụ ám sát đă cướp đi sinh mạng của các đời tổng thống đang đương nhiệm là Abraham Lincoln (1865), James A. Garfield (1881), William McKinley (1901) và John F. Kennedy (1963).
Vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy vào năm 1963 đă gây rúng động nước Mỹ (ảnh: Wikimedia Commons)
Cho đến tận bây giờ, người dân Mỹ vẫn c̣n ám ảnh bới hai vụ ám sát nhằm vào các cựu Tổng thống Abraham Lincoln và John F. Kennedy. Vụ ám sát Abraham Lincoln diễn ra vào khoảng 22h15 ngày 14/4/1865, khi ông đang đi xem một vở kịch tại nhà hát Ford ở thủ đô Washington. Tổng thống thứ 16 của Mỹ bị bắn vào sau đầu bằng một khẩu súng lục Derringer cỡ ṇng 44 ly, trong lúc cận vệ của ông đang đi ra ngoài. Hung thủ chính là diễn viên nổi tiếng John Wilkes Booth, cũng là một gián điệp của Liên minh miền nam Mỹ, và y đă bị bắt 10 ngày sau đó. Dường như y tin rằng việc ám sát Lincoln sẽ làm thay đổi chính sách của Mỹ đối với miền Nam.
Thế nhưng rúng động hơn cả vẫn là cái chết thương tâm của Tổng thống hào hoa John F. Kennedy. Thậm chí khi ông đă qua đời hơn một nửa thế kỷ, hàng loạt thuyết âm mưu vẫn được các chuyên gia đem ra mổ xẻ với hy vọng có thể vén tấm màn bao trùm lên vụ ám sát Tổng thống bí ẩn nhất lịch sử nước Mỹ. Ai cũng đều biết rơ lư do tại sao John Wilkes Booth bắn Tổng thống Lincoln. Tên này cùng những kẻ đồng loă cuối cùng đă bị bắt và xử tử. Charles J. Guiteau và Leon F. Czolgosz, hai kẻ sát hại Tổng thống Garfield và MacKinley đều là những kẻ tâm thần, không hề có dấu hiệu ǵ của một âm mưu. Tuy nhiên, trường hợp của Kennedy lại không làm người ta hết thắc mắc. Tại sao "một kẻ vô danh tiểu tốt và hoàn toàn đơn độc" như Lee Harvey Oswald lại có thể giết chết một nhân vật có quyền lực như vậy?
Bị mưu sát
Ấy là c̣n chưa kể, đă có không ít lần các vị tổng thống Mỹ may mắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” do bị ám sát hụt. Trong số 43 đời Tổng thống Mỹ có tới cả chục người từng bị mưu sát. Người đầu tiên trong số này là Tổng thống Mỹ thứ 7 Andrew Jackson. Ngày 30/1/1835, ông này tới đồi Capitol để dự đám tang một thượng nghị sĩ. Bất ngờ, một thợ sơn thất nghiệp đă giương súng bóp c̣ 2 lần liền nhằm vào bắn ông nhưng đạn bất ngờ không nổ.
Ít ai biết rằng, trước khi bị tên sát thủ Booth nă súng vào đầu, Tổng thống Lincoln dă từng bị ám sát hụt khi cưỡi ngựa vào ban đêm. Khi đó, kẻ ám sát đă dùng một khẩu súng trường bắn vào đầu Lincoln nhưng may mắn là viên đạn chỉ sượt qua mũ của ông. Gần đây nhất, Ṭa án Mỹ tuyên bố trả tự do cho John Hinckley – người đă bắn trúng vào Tổng thống Ronald Reagan cách đây 35 năm trước một khách sạn ở Washington. Phát súng liên tiếp đă khiến Reagan bị trúng đạn ở phổi, song thoát chết sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật khẩn cấp. Trong khi đó, Hinckley được tuyên án vô tội v́ bị tâm thần và bị đưa vào một bệnh viện tâm thần ở Washington để điều trị.
Tổng thống Reagan bị ám sát hụt vào ngày 30/3/1981 (ảnh: Wikimedia)
Theo cơ quan t́nh báo Mỹ, ông George Bush cha cũng từng bị mưu sát khi tới thăm Kuwait năm 1993, sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất kết thúc. Người tiền nhiệm của Tổng thống Mỹ, Bill Clinton, đă từng bị tới 4-5 vụ mưu sát. Mới đây nhất, vào năm 2014, ṭa án bang Nam Dakota đă kết án tử h́nh đối với James McVay, 44 tuổi, kẻ đă định mưu sát đương kim Tổng thống Barack Obama và đă sát hại một bà cụ 75 tuổi để cướp xe hơi đi hành sự...
Bị lời nguyền vận vào người
Sau khi có quá nhiều vị tổng thống Mỹ qua đời trong khi vẫn c̣n đương chức, người ta đă bắt đầu để ư tới một lời nguyền bí ẩn đeo bám nhiều ông chủ Nhà Trắng trong suốt 120 năm qua. Trong cuốn sách Believe or Not phát hành năm 1931, tác giả đề cập tới Lời nguyền Tippecanoe (hay c̣n được gọi là Lời nguyền Tecumseh) vận vào các Tổng thống Mỹ đắc cử hay tái cử vào năm kết thúc bằng số 0 như 00, 20, 40, 60, 80. Danh xưng Tippecanoe là tên một trận chiến giữa quân đội Mỹ do Thống đốc bang Indiana William Henry Harrison dẫn đầu với những người dân bản địa mà thủ lĩnh là Tecumseh. Kết quả trong trận chiến ấy, quân của Tecumseh đă thất bại.
Giả thiết cho rằng để trả thù cho thất bại này, người anh em của Tecumseh là Tenskwatawa – một nhà tiên tri, đă giáng lời nguyền xuống Harrison và các Tổng thống kế nhiệm. Nạn nhân đầu tiên của lời nguyền trên chính là William Henry Harrison. Năm 1840, ông nhậm chức tổng thống, sau đó ngay lập tức bị cảm lạnh và qua đời năm 1841. Sau khi Believe It or Not được xuất bản, quả thực hai tổng thống được bầu vào các năm tận cùng bằng số 0 tiếp theo đă chết khi đang tại nhiệm, đó là Franklin D. Roosevelt (bầu năm 1940, chết v́ xuất huyết năo năm 1945) và John F. Kennedy (bầu năm 1960, bị ám sát năm 1963).
Những Tổng thống đắc cử vào đúng năm lời nguyền được cho là ứng nghiệm
Lời nguyền Tippecanoe chỉ hết linh ứng cho đến đời Tổng thống Ronald Reagan năm 1980. Nhiều người cho rằng Tổng thống Reagan thoát nạn nhờ vợ - bà Nancy, người bị ám ảnh bởi lời nguyền và khá mê tín. Tuy nhiên, cũng có người tin rằng lời nguyền đă ứng nghiệm khi cựu Tổng thống Reagan qua đời v́ bệnh Alzheimer - vốn phát tác từ vết thương cũ. Năm 2000, Tổng thống George W. Bush đắc cử và hoàn thành cả hai nhiệm kỳ là minh chứng cho thấy lời nguyền độc địa Tippecanoe đă được hóa giải.
Tổn thọ v́ gánh vác quá nhiều trọng trách
Công việc người đứng đầu Nhà Trắng không phải một công việc dễ dàng đối với những ai đă phải đấu tranh với hàng trăm chính trị gia để được đảm nhiệm trọng trách đó. Theo một triển lăm về Tổng thống Mỹ tại bảo tàng Smithsonian, tổng thống là một vị trí mà không có một h́nh thức đào tạo nào được cho là tương xứng, không có sự chuẩn bị hoàn hảo, không được chỉ bảo đầy đủ…
Thế mà Điều 2 của Hiến pháp lại vạch ra cho một vị Tổng thống của Mỹ vô số trách nhiệm, bao gồm chăm lo để luật pháp được thực thi trung thực, là tổng tư lệnh của lục quân, hải quân Mỹ và lực lượng dân quân của vài bang, đưa ra các hiệp ước, chỉ định các vị trí như các thẩm phán ṭa án tối cao, đại sứ, bộ trưởng và tất cả các sĩ quan khác của nước Mỹ cũng như tiếp các đại sứ và bộ trưởng. Tất nhiên những nhiệm vụ này không thể được giao tùy tiện vào tay tổng thống được, mà phải theo sự chỉ dẫn và ưng thuận của cả Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ.
Do vậy, những thách thức từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử cho đến khi từ nhiệm khiến các tổng thống Mỹ già đi trông thấy.
So sánh với 8 năm trước, ai cũng có thể dễ dàng nhận ra rằng đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đă già đi rất nhiều trong 2 nhiệm kỳ vừa qua. 8 năm trước, ông Barack Obama chính thức tiếp quản Ṭa Bạch Ốc với mái tóc đen và không có nếp nhăn. Hiện tại, mái tóc của nhà lănh đạo 55 tuổi đă chuyển sang màu hoa râm, nhiều nếp nhăn và nhiều đồi mồi hơn. Không già nhanh sao được, khi vây quanh Obama là vô số trọng trách lớn lao, quyết định vận mệnh không chỉ nước Mỹ mà c̣n toàn thế giới, chẳng hạn như vực dậy nước Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), hay giải quyết các xung đột trong quá khứ như với Cuba và Nhật Bản.
VietBF © Sưu Tầm