Bạn đă biết những con sán kinh dị đến thế nào rồi chứ? Trong đó, sán lá gan lớn do ăn gỏi, ăn sống các loại rau thủy sinh. Bệnh có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Có những loại rau bạn cần hết sức cẩn thận khi ăn đó nha!
Bị sán lá gan lớn lại tưởng ung thư
Gần đây, khoa Khám bệnh của Viện Sốt rét Kư sinh trùng thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân có triệu chứng chung đau hạ sườn phải (vùng gan), sốt, sụt cân, ậm ạch khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, đau thượng vị, sẩn ngứa, biểu hiện triệu chứng viêm đường mật, viêm gan thể u và có liên quan đến lịch sử ăn sống rau thuỷ sinh.
Trường hợp của bà Bùi Thị M. trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội là điển h́nh. Bà M. có các biểu hiện đau hạ sườn, ậm ạch khó tiêu. Khi bà đi khám bác sĩ cho biết bà bị sán lá gan lớn.
Theo bà M., bà có thói quen làm rau cần muối dưa. Đây là loại rau sống dưới nước. Có khả năng bà bị nhiễm sán từ loại rau này. Khi xét nghiệm phân có trứng sán.
Tiến sĩ Nguyễn Thu Hương - Viện Sốt Rét Kư sinh trùng Trung ương - Trung Văn, Hà Nội cho biết sán lá gan lớn gây bệnh chủ yếu ở các loài động vật ăn cỏ.
Trứng sán theo phân động vật thải ra môi trường xuống nước phát triển ấu trùng lông, gặp ốc Lymaea trong nước ngọt phát triển thành ấu trùng đuôi.
Ấu trùng rời ốc mất đuôi thành ấu trùng nang bám bề mặt dưới của lá rau thủy sinh.
Sán nhiễm vào người qua ăn rau mọc dưới nước có mang ấu trùng, khi vào người bệnh thể hiện ở giai đoạn thời kỳ đầu xâm nhập của ấu trùng, ấu trùng đi xuyên qua mô gan gây phản ứng mạnh ở cơ thể người.
H́nh ảnh sán lá gan lớn trong gan ḅ. (Ảnh Nimpe)
Ở giai đoạn này, xét nghiệm phân không thể t́m thấy trứng sán, như thế phải t́m phản ứng trong máu của cơ thể người: số bạch cầu ái toan tăng cao, ngoài ra có thể làm huyết thanh miễn dịch học để chẩn đoán bệnh.
Tuy nhiên, bác sĩ Hương cho biết cũng rất nhiều trường hợp nhiễm bệnh sán lá gan lớn nhưng ở giai đoạn này xét nghiệm phân không thể t́m thấy trứng của sán.
Người thầy thuốc ở giai đoạn này để xác định rơ, cần làm công thức máu sẽ thấy số bạch cầu ái toan tăng cao (trên 8%), kế đến có thể làm thêm xét nghiệm huyết thanh miễn dịch học với kháng nguyên sán lá gan lớn, thường là xét nghiệm ELISA, và siêu âm gan để t́m các tổn thương do sán tại gan.
Sán lá gan có thể chu du trong các bộ phận khác
Một nghiên cứu của TS.BS Nguyễn Thu Hương và cộng sự cho thấy, tỷ lệ trâu ḅ nhiễm bệnh sán lá gan lớn cao 58,9%-64,1%.
Trong các loại rau ăn sống của người nhiễm sán lá gan lớn hay ăn th́ rau cần, rau ngổ, rau diếp cá và bạc hà được ăn nhiều, tỷ lệ tương ứng là 43,7%, 43,1%, 40,0% và 40,0%; Rau xà lách và rau răm tỷ lệ là 35,5% và 35,4%.
Nhiễm bệnh liên quan nhiều đến thói quen ăn rau sống và thường gặp ở những người ăn cùng mâm.
Trong một điều tra tại cộng đồng có đến 9,2% gia đ́nh có 2-5 người cùng mắc bệnh sán lá gan lớn. Đặc biệt có gia đ́nh cả 5 người cùng mắc bệnh.
Pḥng sán lá gan lớn, theo các bác sĩ, người dân không nên ăn sống các loại rau mọc dưới nước, không uống nước lă.
Bệnh do nhiễm sán lá gan lớn hiện đang lưu hành trên toàn quốc với trên 20.000 bệnh nhân ở ít nhất 52 tỉnh/thành phố, v́ vậy, người dân không nên chủ quan.
Khi sán lá gan lớn Fasciola kư sinh trong gan thường gây nên tổn thương dạng khối u nhưng có âm hỗn hợp trên siêu âm, đặc biệt có ELISA dương tính với kháng nguyên sán lá gan lớn và có bạch cầu ái toan tăng cao trong máu.
Đáng lưu ư là sán lá gan lớn ngoài kư sinh ở gan, c̣n bất thường sán non có thể di chuyển và kư sinh trong cơ bắp, phúc mạc, đại tràng, khớp gối, tuyến vú, dưới da, tim, phổi, màng phổi, ổ mắt, thành bụng, ruột thừa, tụy, lách, hạch bẹn, hạch cổ, mào tinh hoàn... gây nên những khối u nơi kư sinh rất khó chẩn đoán, như trường hợp sán lá gan lớn kư sinh ở phổi đă nêu ở trên.
Đặc biệt, ở nước ta đă gặp nhiều trường hợp sán lá gan lớn kư sinh ở dưới da ngực, tuyến vú, bắp chân và khớp gối.
Chính v́ thế, việc chẩn đoán dựa trên vị trí, đặc điểm khối u để xác định chính xác bệnh là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng để có chỉ định thích hợp, giúp bệnh nhân yên tâm điều trị.
Trong nhiều nguyên nhân sinh u như vậy, có nguyên nhân do kư sinh trùng.
Ví dụ, các u dưới da do ấu trùng giun sán, khối u trong phủ tạng như gan, phổi phúc mạc, năo, tinh hoàn, buồng trứng... đều có thể do kư sinh trùng gây nên.
Những khối u ác tính trong gan, đặc biệt là bệnh ung thu đường mật cholangiocarcinoma có vai tṛ của kư sinh trùng kư sinh tại gan, nhất là sán lá gan.