Theo báo Fox, các nhà tù ở Triều Tiên có thể coi là nơi một khi đă vào là không bao giờ ra được.
Các nhà tù hầu hết nằm ở vùng núi phía bắc Triều Tiên. Mỗi nhà tù lại được giam giữ một loại tù nhân. Nhà tù Bắc Hamgyong dành cho người bị bắt v́ tội phản quốc, vượt biên sang Trung Quốc. Nhà tù Nam Hamgyong dành cho tù chính trị hoặc nhóm chờ thanh trừng từ B́nh Nhưỡng chuyển đến; và một khu giam giữ khác được gọi là khu "cải tạo cách mạng". Khu này gần đây được nói đă bị phá hủy nhằm xóa vết tích.
Cuộc sống của những người tù ở đây như những địa ngục trần gian, nhiều người vào mà không có ngày ra, theo Fox News hôm 18.9 dẫn từ một báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Triều Tiên (NHRNK), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Mỹ.
Tổ chức này tổng hợp từ h́nh ảnh vệ tinh và gặp gỡ phỏng vấn các nhân chứng là nạn nhân của các nhà tù ở Triều Tiên sau khi đă trốn thoát thành công. Đối với một đất nước biệt lập với thế giới bên ngoài như Triều Tiên, việc xâm nhập và t́m hiểu cuộc sống của người dân đă khó, nói ǵ đến các tù nhân.
Báo cáo của CHRNK cho biết nhà tù Bắc Hamgyong chứa 1.000 nữ tù nhân, đang được mở rộng trên khu vực ngày trước là nơi giam giữ của nam, để tiếp nhận số lượng lớn “dân cư mới” vừa bị cưỡng ép trở về từ Trung Quốc. Họ trốn sang Trung Quốc nhưng bị chính quyền Bắc Kinh giam giữ và trao trả cho B́nh Nhưỡng.
Khổ sai
Lính gác nữ tại một trại giam ở Triều Tiên - Ảnh: Reuters
Nếu không bị liệt vào tội chính trị như không có liên lạc nào ở Hàn Quốc hoặc nhà thờ công giáo, các nữ tù nhân này sẽ được chuyển đến các trại giam này và ở đó trong ṿng 6 tháng đến 3 năm. Điều này đồng nghĩa với việc họ thoát được án tử. Gia đ́nh được phép biết họ ở đâu và được thả khi nào. Tuy nhiên, trước khi điều đó xảy ra ở trại giam, họ đối mặt với những h́nh phạt v́ tội phản quốc. Họ phải chịu những trận đ̣n, lao động khổ sai, bị bỏ đói hoặc thậm chí bị hành quyết, theo CHRNK.
Thực tế có nhiều trường hợp được tha trước hạn v́ sắp chết. Nhà tù không muốn xử lư thêm nhiều xác chết nên trả họ về gia đ́nh. Cũng có trường hợp được tự do nhờ những dịp sinh nhật của người trong gia đ́nh Chủ tịch Kim Jong-un, nhưng hầu hết được thả trước thời hạn là do trại giam quá tải. Một nạn nhân sống sót đă đào thoát thành công cho biết “nhiều người chết v́ đói hoặc bệnh tật”.
Trong trại, nữ tù nhân được ăn rất ít trong khi phải cưa cây, kéo gỗ, nuôi gia súc. Họ bị bắt gia công cho những đơn hàng đến từ Trung Quốc, làm việc cả ngày và đêm. Khi đơn hàng hết, họ phải làm việc nặng khác, bản báo cáo viết. Một nữ cựu tù cho biết hàng ngày cô phải trộn phân người với bùn để làm phân bón trồng bắp. Cô chỉ được ăn súp nấu từ bắp c̣n sót lại trong kho và đậu. Với khẩu phần ăn “đặc biệt” này, khi ra trại, cơ thể cô chỉ như một đứa trẻ nặng khoảng 27 kg, giảm một nửa so với khi vào trại.
Che giấu mặt trái
Những nhà tù chính trị ở Triều Tiên theo nghĩa đen là nhà tù “không có người”, bởi người vào đây không bao giờ trở ra. Tên của họ không được nói đến. Nơi đây cũng giam giữ những người gặp “rắc rối” với chế độ, đó là các quan chức, sĩ quan, hoặc người không trung thành với chế độ. Các tướng, quan chức cấp cao của chế độ bị liệt vào nhóm cần phải thanh trừng, thậm chí dượng của lănh đạo Kim Jong-u, ông Jang Sung Thaek cũng bị đưa đến đây.
Jung Gwang-il, một người Triều Tiên từng ở trong nhà tù vào năm 2002 và 2003 v́ bị nghi ngờ làm gián điệp cho Hàn Quốc trong khi anh chỉ xuất khẩu nấm chất lượng cao. Jung bị tra tấn, bỏ đói cho đến khi không chịu được phải “nhận tội” và được tha sau 10 tháng giam cầm. Đối với Jung, những năm tháng đó không bao giờ phai mờ trong kư ức của anh.
Trên thực tế có hơn 120.000 tù nhân chính trị đang bị giam giữ trong các trại giam bí ẩn của Triều Tiên, theo bản báo cáo. Họ có thể bị thủ tiêu không cần xét xử. Hàng ngàn người chết ở các trại này trong mấy năm qua. Triều Tiên cố gắng che giấu mặt trái của hệ thống nhà tù khỏi sự giám sát của quốc tế cũng như phủ nhận những cáo buộc từ các tổ chức quốc tế.
VietBF© Sưu tập