Vietbf.com - Những h́nh ảnh về các đứa trẻ theo cha mẹ đi tị nạn bằng những con đường cực kỳ nguy hiểm và gian khổ khiến người xem không ḱm nổi ḷng xót thương. Hàng trăm ngh́n người chạy trốn xung đột, khủng bố ở Trung Đông và châu Phi đang mạo hiểm mạng sống để đến châu Âu, gây ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Nhưng cũng bóng đen khủng hoảng người di cư ào ạt bao trùm cho châu Âu, và hăy xem cảnh khốn khổ của trẻ em theo cha mẹ đi tị nạn sau đây.
Những người di cư và người tị nạn tụ tập bên ngoài cổng đă bị đóng kín của nhà ga xe lửa Phía Đông ở Budapest vào ngày 2/9. Hơn 150.000 người, hầu hết đến từ Syria, Afghanistan và các quốc gia tiểu vùng sa mạc Sahara tại châu Phi, đă t́m đường đến Hungary trong năm nay, chủ yếu qua đường biên giới phía nam giao với Serbia. (Ảnh: AP)
Hàng trăm ngh́n người, kể cả trẻ em phải t́m cách chen lấn để lên tàu. Trong khi khủng hoảng gia tăng, Anh hiện đang bị truyền thông Mỹ lên án v́ từ chối tiếp nhận người tị nạn. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh David Cameron vẫn duy tŕ nhận định "ngày càng nhận thêm nhiều người tị nạn" không phải là giải pháp cho vấn đề hiện tại. (Ảnh: Reuters)
Đức dự đoán sẽ nhận 800.000 người tị nạn năm nay, trong khi đó, Anh khẳng định sẽ không cho phép quá 1.000 người vượt qua biên giới. Tuần trước, 71 người đă thiệt mạng khi di chuyển trong một xe tải từ Áo đến Budapest. (Ảnh: Reuters)
Một người đàn ông và cậu bé bị mắc kẹt giữa cuộc đụng độ giữa lực lượng cảnh sát chống bạo động Macedonia và người di cư tại khu vực gần ga xe lửa ở biên giới của Idomeni, phía bắc Hy Lạp vào ngày 21/8/2015. (Ảnh: AP)
Abed Hadi, 19 tuổi, cho cháu bú sữa khi chờ đợi để vượt qua biên giới từ thị trấn Idomeni, phía bắc Hy Lạp sang phía bắc Macedonia. (Ảnh: AP)
Phó giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế châu Âu Gauri van Gulik cho biết: "Chính quyền Macedonia đang phản ứng như thể đang đối phó với lực lượng nổi loạn, chứ không phải là những người tị nạn đang chạy trốn xung đột và khủng bố". Trong h́nh: cậu bé Syria khóc khi được bố bế lên một ngọn đồi dốc tại cửa khẩu biên giới với Macedonia gần Idomeni, Hy Lạp, vào ngày 3/9/2015. (Ảnh: Getty Images)
Một phụ nữ Syria với vẻ kiệt sức bế con đang ngủ say khi tới bờ biển tại đảo Kos của Hy Lạp vào ngày 20/8/2015 bằng thuyền cao su. (Ảnh: AP)
Người cha bế con đi vào bờ biển Kaya, gần làng Skala Sikaminea, đảo Lesbos, đông bắc Hy Lạp vào ngày 21/8/2015. (Ảnh: AP)
Người cha Syria bế đứa con gái 1 tháng tuổi khi đến đảo Lesbos, Hy Lạp vào ngày 3/9/2015. (Ảnh: Reuters)
Đa số người tham gia vào hành tŕnh nguy hiểm này đến từ các nước có xung đột ở Trung Đông và châu Phi như Syria, Iraq, Afghanistan, Nigeria, Sudan và Senegal. Người di cư ồ ạt di chuyển vào mùa hè để tránh thời tiết lạnh giá khi lênh đênh trên biển và đi qua miền núi vùng Balkan. Ảnh: Reuters
Phần lớn di dân đến biển Địa Trung Hải bằng những chiếc thuyền cũ kỹ hoặc xuồng cao su. Đầu tiên, họ đến Hy Lạp, v́ nước này gần một số nước có nhiều người di cư như Thổ Nhĩ Kỳ và Libya. Italy và đảo Lampedusa cũng là một điểm đến phổ biến.
Khi đến các điểm này, nhiều người di cư cố gắng đi qua tuyến đường bộ Balkan - một cuộc hành tŕnh vượt qua nhiều biên giới. Nhiều người muốn di chuyển về phía Bắc, đến các nước như Đức và Thụy Điển, nơi đơn xin tị nạn có nhiều khả năng được chấp thuận. Đồ họa: USA Today
Lănh đạo châu Âu dự kiến họp thượng đỉnh ở Brussels vào ngày 14/9 để bàn cách giải quyết khủng hoảng. Đức, Italy và Pháp kêu gọi phân bổ người tị nạn công bằng hơn trên toàn Liên minh châu Âu (EU). Hiện tại, Đức đang là chỗ trú tạm cho khoảng 40% người di cư, trong khi Anh và Tây Ban Nha lại có khá ít. Ảnh: Reuters
Đức nhận được nhiều đơn xin tị nạn hơn các nước EU khác, với hơn 154.000 di dân xin tị nạn giai đoạn từ tháng một đến tháng 6, tăng từ mức 68.000 người cùng kỳ năm ngoái. Đồ họa: NYTimes
Người dân tại một số nước đă bày tỏ sự phản đối với dân di cư. Nhân viên cứu hỏa hôm 24/8 cố gắng dập tắt ngọn lửa trong một căn nhà được chuyển thành nơi trú ẩn cho những người tị nạn ở Weissach, nam Đức. Cũng trong tháng trước, pḥng thể thao ở Nauen, Đức, dự kiến được dùng làm chỗ ở cho người di cư, bị cố t́nh phóng hỏa. Đây là những vụ việc mới nhất trong số 200 cuộc tấn công nhằm vào người di cư tại nước này trong năm nay. Ảnh: AP
Hungary dựng một hàng rào dọc biên giới với Serbia nhằm ngăn chặn ḍng người di cư. Trong ảnh, lính Hungary lắp đặt một phần của một hàng rào gần Hercegszántó, cách Budapest khoảng hơn 190 km về phía nam. Ảnh: Reuters
Tuần tước, thi thể của 71 người, trong đó có 4 trẻ em, được t́m thấy trong một chiếc xe tải bị bỏ lại ở gần Vienna, Áo. Những người trên chiếc xe tải đă được cho là di dân trên đường qua Trung Âu. Ảnh: AFP
Những người di cư xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ lên bờ sau khi lênh đênh trên biển trên một chiếc thuyền nhỏ chật chội để đến đảo Lesbos, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hy Lạp. Sa lầy trong cuộc khủng hoảng kinh tế, Hy Lạp đang gặp khó khăn khi các trung tâm tiếp nhận di dân bị quá tải. Trong khi đó, các t́nh nguyện viên, khách du lịch và người Hy Lạp, đă cùng nhau giúp đỡ những di dân, cho họ bánh, nước và đôi khi cả quần áo khô. Ảnh: NYTimes
Người di cư chuyển một chiếc lều tại một trại tị nạn gần nhà ga xe lửa ở Rome, nơi khoảng 165 người từ Eritrea đang sống tạm. Tháng trước, các cuộc đụng độ bạo lực ở Rome buộc cảnh sát phải sơ tán những người di cư khỏi trung tâm tiếp nhận của địa phương, sau khi người dân phản đối việc "xâm chiếm" của người nước ngoài. Nhiều thị trưởng ở các thành phố trên khắp miền trung Italy nói rằng họ không có tiền hoặc tài nguyên để cung cấp chỗ trú cho người di cư. Ảnh: AFP
Người tị nạn xếp hàng chờ đợi vào trung tâm xử lư tại Presevo, Serbia. Macedonia và Serbia trở thành điểm dừng chân quan trọng cho những người tị nạn muốn đến Tây Âu. Trong nỗ lực thiết lập kiểm soát tốt hơn và gia tăng an toàn ở biên giới, chính phủ Macedonia tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp tạm thời hôm 20/8. Ảnh: NYTimes
Tuy nhiên, cũng có nhiều người dân châu Âu thể hiện thiện chí với người di cư. Các trận bóng đá của giải Bundesliga tại Đức cuối tuần qua treo biểu ngữ "chào mừng người tị nạn". Đội bóng Đức Bayern Munich công bố kế hoạch thiết lập một trại huấn luyện, sẽ dạy đá bóng, tiếng Đức và cung cấp bữa ăn cho trẻ tị nạn. Cảnh sát cho biết họ choáng ngợp trước sự đóng góp của người dân địa phương cho người di cư.
Tại Anh đang diễn ra chiến dịch kiến nghị chính quyền chấp nhận nhiều người tị nạn hơn và tăng cường hỗ trợ người di cư. Đơn này hiện có gần 300.000 chữ kư. Ở Barcelona, để đáp ứng lời kêu gọi của thị trưởng, hàng trăm cư dân cho người di cư ở nhờ để họ có thể được chấp nhận ở lại Tây Ban Nha. Ảnh: DPA
Phương Vũ