Thường câu hồng nhan bạc phận họ vẫn hiểu rằng là có nhan sắc nhưng về đường t́nh duyên th́ lận đận. Đúng là nhiều trường hợp như vậy đẹp quá cũng khổ ai bảo sướng nào. Cùng ngắm những nghệ sĩ chế độ cũ đều lận đận t́nh duyên cùng vietbf.com .
Những cái tên như Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga,... đến ngày nay vẫn tạo nên ấn tượng về những tài nữ bậc nhất màn ảnh Việt nhưng sau ánh đèn rực rỡ là bi kịch trên t́nh trường.
"Hồng nhan bạc phận", câu nói ấy dường như đúng với những tài nữ này. Họ tỏa sáng bởi vẻ đẹp, tài năng hơn người nhưng lại có một số phận oan nghiệt.
Thanh Nga
Đă hơn 30 năm kể từ ngày Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga về với tổ nghiệp nhưng những khán giả lớn tuổi hẳn không bao giờ có thể quên được h́nh ảnh một người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, một nữ nghệ sĩ cải lương tài sắc vẹn toàn. Câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của bà là một cuốn phim đầy sống động nhưng đáng tiếc lại có một kết thúc bi thảm khi bà ra đi ở tuổi 36 v́ bị ám sát.
Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga sinh ngày 31/7/1942 tại Tây Ninh. Cố Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga đă để lại dấu ấn sâu đậm trong ḷng khán giả bằng nhiều vai diễn cải lương. Cuộc đời làm nghệ thuật của bà từ lúc chạm tới thành công đến khi về với tổ nghiệp là chuỗi những tinh hoa. Có thể nói Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga đă từng là một tên tuổi chói sáng trong sân khấu cải lương nói riêng và trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật lúc bấy giờ. Bà được ưu ái gọi bằng cái tên: Nữ hoàng sân khấu - Thanh Nga.
Tên tuổi của Ngệ sĩ Ưu Tú Thanh Nga gắn liền với những nhân vật như: Điêu Thuyền trong Phụng Nghi Đ́nh, Kim Anh trong Đời cô Lựu... Sau năm 1975, các nhân vật do bà thủ diễn sâu sắc hơn về số phận, tâm lư t́nh cảm và cả bản ngă cuộc sống... như những vai Vân trong Ánh sáng và bóng tối, Quỳnh Nga trong Bên cầu dệt lụa, Trưng Trắc trong Tiếng trống Mê Linh, Dương Vân Nga trong vở Thái hậu Dương Vân Nga. Dương Vân Nga là vai sau cùng của bà (1978).
Tên tuổi của Thanh Nga từ gắn liền với nhiều vở kịp ăn khách tại khắp các sân khấu Sài G̣n.
Bên cạnh việc là một người phụ nữ có tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực sân khấu, Thanh Nga c̣n là một người phụ nữ đẹp nức tiếng. Đôi mắt biết nói, nụ cười duyên và khuôn mặt đẹp, toát lên dáng vẻ yêu kiều, quư phái của người con gái Sài Thành ở Thanh Nga khiến bao người mê đắm. Cũng chính bởi sự ưu ái này của tạo hóa đă khiến chuyện t́nh yêu của Thanh Nga có nhiều trắc trở.
Nghệ sĩ Thanh Nga từng trải qua 3 đời chồng. Người đầu tiên là ông Nguyễn Minh Mẫn. Do vung tiền tiêu pha tới mức thâm lạm công quỹ, ông Mẫn phải ngồi tù.
Sau đó, Thanh Nga lấy nghệ sĩ Thành Được (ở Đoàn Cải lương Sài G̣n I) trước khi kết hôn với đạo diễn Phạm Duy Lân.
Nghệ sĩ Thanh Nga được chồng hết mực yêu chiều và tôn thờ. Theo lời kể của NSƯT Kim Cương - người bạn thân của Thanh Nga th́: "Hầu như anh Lân tháp tùng bên cạnh vợ 24/24 h.
Tuy vậy, hồng nhan th́ bạc mệnh. Khoảng 11h đêm 26/11/1978, sau khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga, Thanh Nga và chồng đă bị sát hại. Hàng vạn khán giả Sài G̣n đă tới tiễn đưa người nghệ sĩ mà họ hết mực yêu quư.
Thẩm Thúy Hằng
Nhắc đến những kỳ nữ Sài G̣n trước 1975, không thể không kể tới Thẩm Thúy Hằng. Bà là minh tinh màn bạc của điện ảnh thương mại miền Nam Việt Nam giai đoạn cuối thập niên 1950 đến cuối thập niên 1970. Tên tuổi của bà không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà c̣n được biết tới tại nhiều nước trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan…
Ngay từ khi c̣n là học sinh, Thẩm Thúy Hằng với tên thật là Nguyễn Kim Phụng đă nức tiếng là nhan sắc hoa khôi. Vẻ đẹp trời phú này là cơ duyên đưa Thẩm Thúy Hằng đến với điện ảnh năm 16 tuổi khi vượt qua 2.000 thí sinh để giảnh giải nhất cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của Hăng phim Mỹ Vân.
Sau khi được đi học lớp diễn xuất ngắn hạn ở Hongkong, trở về nước, Thẩm Thúy Hằng lập tức trở thành ngôi sao sáng ngay từ bộ phim đầu tay Người đẹp B́nh Dương.
Không chỉ sở hữu sắc đẹp, khả năng diễn xuất của cô cũng được đánh giá rất cao.
Nhan sắc thiên phú cộng với niềm đam mê, lao động nghệ thuật đă đưa Thẩm Thúy Hằng trở thành minh tinh sáng giá nhất trên đỉnh cao danh vọng. Bà đă đoạt nhiều giải thưởng cao quư, lập kỷ lục khi tham gia với hơn 60 bộ phim nổi tiếng và hầu hết đều đóng vai chính như: Trà Hoa Nữ, Tấm Cám, Sự tích Trầu Cau, Bạch Viên – Tôn Cát, Nửa hồn thương đau,…
Đạt đến đỉnh cao danh vọng, nhưng Thẩm Thúy Hằng cũng phải trải qua những truân chuyên cuộc đời. Trước khi lấy ông Nguyễn Xuân Oánh, Thẩm Thúy Hằng cũng phải chịu đổ vỡ trong cuộc hôn nhân đầu tiên do gia đ́nh dàn xếp.
Theo nhiều nguồn tin cho biết, Thẩm Thúy Hằng kết hôn từ khi 19 tuổi (1959) với người chồng lớn hơn chỉ 2 tuổi. Cuộc hôn nhân này tan vỡ sau 5 năm và bà có 1 người con gái sinh năm 1961 cùng chồng.
Thẩm Thúy Hằng cũng đă công khai với một tờ báo vào chiều ngày 8/7/2011 rằng bà có một đứa con gái bị bỏ rơi tên là Nguyễn Thụy Thi Hằng. V́ đang trên đỉnh cao danh vọng, Thẩm Thúy Hằng đă bỏ rơi con gái, gửi cho một gia đ́nh quen nuôi dưỡng và sau năm 1975, gia đ́nh này đưa con gái bà cùng sang Mỹ.
Bà đă vô cùng đau đớn khi cô gái này lên tiếng phủ nhận thông tin là con gái của Thẩm Thúy Hằng trong một phỏng vấn trên truyền h́nh Mỹ, dù nhan sắc của cô giống minh tinh như hai giọt nước.
Sau này, Thẩm Thúy Hằng lọt vào 'mắt xanh' của ông Nguyễn Xuân Oánh (Tony Oánh, một người quyền thế trong giới chính khách Sài G̣n) ngay khi ông mới bước chân về nước năm 1968. Có mặt trong những người đẹp ra phi trường đón ông Oánh, cô minh tinh khả ái đă gắn lên ve áo ông một bông hồng đỏ thắm và đây chính là cuộc gặp gỡ định mệnh.
Khi ấy, ông Oánh tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế ở Harvard, trường đại học danh tiếng của Mỹ và cả thế giới. Lại là người có quyền thế nên chuyện t́nh Nguyễn Xuân Oánh - Thẩm Thúy Hằng trở thành một sự kiện lớn của Sài G̣n. Không chỉ giới chính trị và giới văn nghệ sĩ mà dư luận đă có nhiều thành kiến về mối quan hệ này, nhiều ư kiến cho rằng Thẩm Thúy Hằng chỉ lợi dụng ông Oánh.
Tuy nhiên, đến nay dư luận đă quá rơ về chuyện t́nh có thật của Thẩm Thúy Hằng khi minh tinh khả ái và người chồng hơn bà 20 tuổi đă sống cùng nhau hạnh phúc trọn đời. Họ có 4 người con, ông Oánh đă qua đời năm 2003 và Thẩm Thúy Hằng hiện vẫn sống một ḿnh tại Việt Nam.
Thanh Lan
Với điện ảnh, ngay trong bộ phim đầu tiên Tiếng hát học tṛ, Thanh Lan đă đoạt giải Diễn viên triển vọng.
Cuối năm 1974, Thanh Lan đoạt giải Diễn viên đẹp nhất miền Nam Việt Nam. Bà cũng đă tham gia các phim nổi tiếng khác như Ván bài lật ngửa, Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc, Biệt động Sài G̣n, Đằng sau một số phận...
Ngoài ra, Thanh Lan cũng đă lồng tiếng giọng Huế cho vai Nguyệt do diễn viên Minh Châu đảm nhiệm trong phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Dù thành công trong sự nghiệp nhưng đường t́nh duyên của Thanh lan lại chịu nhiều ngang trái.
Nhưng cũng v́ sớm nổi tiếng, sớm thành người của công chúng nên Thanh Lan cũng sớm vướng những chuyện thị phi khó đỡ. Đúng là hồng nhan đa truân, tạo hóa đă sắp bày cho cô gái xinh đẹp, tài hoa này một số phận nghiệt ngă.
Chẳng ai biết mối t́nh đầu của cô lúc cô bao nhiêu tuổi hay cô từng yêu ai, chỉ biết đùng một cái, ở tuổi 18, Thanh Lan phải làm vợ và làm mẹ. Đó là một khởi đầu cho nỗi bất hạnh trong chuỗi ngày lận đận về đời sống t́nh cảm của cô măi đến sau này…
Cuối những năm 1960, khi ấy, Thanh Lan hăy c̣n là một cô gái ngây thơ và chưa mấy nổi tiếng. Trong một chuyến đi chơi ở Đà Lạt, cô gặp Phạm Mạnh Dũng – quý tử của chủ hiệu chụp hình Long Biên trên đường Đồng Khởi, nổi tiếng với kiểu ăn chơi “ném tiền qua cửa sổ”, được giới ăn chơi gọi chết với cái tên “Dũng Long Biên”.
Thanh Lan, khi ấy là cô gái với tâm hồn trong sáng, bước vào đời bằng đôi mắt mộng mơ, màu hồng đă bị vẻ ngoài điển trai, phong cách phóng khoáng, sự săn đón, những lời có cánh ngọt ngào và những món quà đắt tiền của Dũng "Long Biên" làm “lác mắt”. Chẳng bao lâu, Dũng "Long Biên" đã “đốn ngã” trái tim non nớt của Thanh Lan, và dụ con nai tơ lao vào ṿng t́nh ái. Thanh Lan phát hiện mình có thai. Một đám cưới rình rang được diễn ra ngay sau đó.
Hạnh phúc chưa tày gang, Thanh Lan bắt đầu bước vào chuỗi ngày địa ngục với đ̣n ghen lút trí khôn của Dũng. Không ít lần cô mất mặt với bạn bè, ê-kíp làm việc vì Dũng đến tận trường phim, đài phát thanh, lôi cô xềnh xệch, “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” tối mắt tối mũi. Nỗi ám ảnh đeo bám vào trong cả những giấc ngủ.
Những trận đòn thù ấy khiến Thanh Lan rơi vào tâm trạng hoảng loạn, cô trốn tránh cả bạn bè, người thân. Suốt ngày, Thanh Lan chẳng dám ló mặt ra đường v́ đ̣n ghen của chồng làm mắt thâm, vết bầm tím khắp người… Ở độ tuổi tươi sáng, cái tuổi đẹp nhất đời người, vậy mà Thanh Lan đă phải nh́n đời bằng tâm hồn thương tổn, u ám.
Chịu đựng gă chồng vũ phu được vài năm, Thanh Lan tự giải thoát ḿnh bằng phán quyết ly dị của ṭa án. Cô gởi con gái về cho mẹ chăm sóc và xuất hiện trở lại, rực rỡ trong ṿm trời nghệ thuật miền Nam, đánh dấu giai đoạn hoàng kim của cô trên nhiều lĩnh vực.
Cuối năm 1993, Thanh Lan chuẩn bị làm bộ phim điện ảnh đầu tay Đan Thanh do cô viết kịch bản và đạo diễn, với Nguyễn Chánh Tín và Lê Cung Bắc đóng vai chính.
Nhưng chưa kịp thực hiện th́ cô rời Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư. Hiện tại, bà vẫn xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc hải ngoại.
Theo Lily/Gia đ́nh & Xă hội