Tàu khựa phá giá NDT để làm ǵ trong lúc này? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Tàu khựa phá giá NDT để làm ǵ trong lúc này?
Mục tiêu khiến Tàu khựa phá giá NDT là v́ họ muốn tăng cường xuất khẩu. Mấy năm qua họ lâm khủng hoảng cũng v́ xuất khẩu kém đi nên họ quyết phải làm vậy. Cùng vietbf.com khám phá thêm.

(PL)- Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ không v́ mục tiêu kích thích xuất khẩu.

Hôm qua (13-8), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (TQ) - PBOC tiếp tục giảm giá đồng nhân dân tệ thêm 1,1%. Động thái này tiếp tục gây bất ngờ khi trước đó một ngày (12-8), PBOC cho biết tỉ giá trong lần thứ hai được điều chỉnh giảm 1,62% là mức điều chỉnh tỉ giá sau cùng trong đợt điều chỉnh tỉ giá lần này. Như vậy, chỉ trong vỏn vẹn ba ngày TQ tuy tuyên bố không có ư phá giá đồng nhân dân tệ đă giảm hơn 4,6%, mức giảm mạnh nhất trong ṿng một thập niên qua.

Trên tờ The New York Times, cây bút b́nh luận kinh tế quốc tế kỳ cựu Neil Irwin nhận định có hai “chuyện để bàn” về vấn đề tại sao TQ cho phép đồng nhân dân tệ của nước này mất giá mạnh trong vài ngày qua: Một cho thấy tầm nh́n trong ngắn hạn của Bắc Kinh: thúc đẩy xuất khẩu; và một cho thấy mục tiêu dài hạn của chính quyền Tập Cận B́nh: tự do hóa đồng nhân dân tệ để nâng cao vị thế tài chính trên trường quốc tế. Tuy nhiên, mọi chuyện dường như c̣n phức tạp hơn thế.

“Tiêm thuốc tăng lực” cho xuất khẩu

The New York Times b́nh luận thông thường đồng nhân dân tệ chỉ giảm giá ở một mức độ rất thấp nhằm tạo lợi thế trước đồng USD để kích thích tăng trưởng xuất khẩu, thúc đẩy thương mại. Trước sự kiện “phá giá khủng” đồng nội tệ hôm 11-8, con số lớn nhất của việc suy giảm nhân dân tệ so với đồng USD chỉ là 0,16%.

Sau sự kiện đồng nhân dân tệ bị phá giá ba lần liên tiếp (từ ngày 11 đến 13-8) trong ngắn hạn, hoạt động xuất khẩu của TQ dường như đă được tiếp thêm “thuốc tăng lực” để tăng trưởng, đúng như mục đích của Bắc Kinh được Bộ Thương mại TQ tuyên bố hôm 12-8.

Nicholas Lardy, chuyên gia nghiên cứu TQ tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson, cho rằng Bắc Kinh đang nỗ lực can thiệp để lèo lái thị trường. Vị này cũng thừa nhận hiện TQ đang quan tâm đến vấn đề suy giảm xuất khẩu trong thời gian qua.

Theo tác giả Adam Shell của tờ USA Today, nền kinh tế thứ hai thế giới tăng trưởng nóng liên tiếp trong những năm vừa qua, đạt mức 7%. Tuy nhiên, con số này có xu hướng chững lại trong thời gian gần đây, đứng trước nguy cơ suy giảm tăng trưởng.

Một dấu hiệu của suy giảm tăng trưởng chính là tỉ trọng xuất khẩu trong tháng 7-2015 giảm hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tờ Wall Street b́nh luận các nhà chức trách Bắc Kinh đang rất “bận rộn” giải quyết hậu quả bong bóng thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đổ vỡ và bất lực trong việc vực dậy sự ổn định của nền kinh tế.

Quincy Krosby, chiến lược gia thị trường của công ty tài chính Prudential Financial, kết luận: “Rơ ràng là TQ đang trên tiến tŕnh phá giá nhân dân tệ để thúc đẩy tăng trưởng”.



Vẫn c̣n nhiều luồng tranh căi xoay quanh mục tiêu thực sự của việc giảm giá đồng nhân dân tệ của chính phủ TQ. Ảnh: REUTERS


“Tự do hóa” đồng nhân dân tệ

Với vị thế nền kinh tế thứ hai thế giới, TQ đang t́m cách để khẳng định hơn vai tṛ lănh đạo trong nền kinh tế toàn cầu. Việc thiết lập đồng nhân dân tệ thành một đồng tiền dự trữ của quốc tế giữ vai tṛ quan trọng.

Theo Rachel Middleton của tờ Intimes, đồng USD và euro đă đạt được vai tṛ, sức ảnh hưởng, tính hữu dụng trên phạm vi biên giới giữa các nước đang sử dụng chúng và TQ cũng đang trên con đường đẩy đồng nhân dân tệ lên vị thế tương tự trong nền thương mại và tài chính toàn cầu, đặc biệt tại khu vực châu Á.

Để làm được điều đó, đồng nhân dân tệ phải được đưa vào rổ tiền tệ dự trữ của IMF - Bắc Kinh có được quyền rút vốn đặc biệt (SDRs), một cơ chế quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu, giúp đồng nhân dân tệ được quốc tế dự trữ nhiều hơn.

Tờ Shanghai Daily nhận định rằng việc tham gia SDRs sẽ thúc đẩy vị thế quốc tế của đồng nhân dân tệ, đảm bảo được sức mạnh tài chính của TQ. Việc phá giá đồng nhân dân tệ, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vào giai đoạn này không chỉ nhằm mục tiêu phát triển kinh tế mà c̣n đảm bảo “vị thế xuất khẩu” của TQ - một trong những điều kiện tiên quyết để nhân dân tệ tham gia SDRs.

Mặt khác, những năm gần đây, các tuyên bố của TQ cho biết nước này sẽ cho phép thị trường hoạt động theo quy luật thị trường, đặc biệt là việc thả nổi tỉ giá đồng nội tệ để đồng tiền này được “sử dụng tự do”. Đây là điều kiện thứ hai mà TQ phải đảm bảo để có thể được đưa vào rổ tiền tệ dự trữ của IMF.

Việc giá trị đồng nhân dân tệ giảm “lịch sử” trong ba ngày qua dường như được IMF xem như một dấu hiệu đáng khen ngợi, giúp đồng tiền này nhạy cảm hơn trước các tác động của thị trường, tiến tới tự do hóa đồng nhân dân tệ - điều kiện thứ hai để đồng tiền này được tham gia SDRs.

Tuy nhiên, phát ngôn viên IMF khẳng định “những động thái lịch sử của Ngân hàng Nhân dân TQ (PBOC) không dẫn đến những tác động trực tiếp đến các tiêu chí mà IMF dùng để xác định việc chọn đồng nhân dân tệ tham gia vào SDRs.

Có thể dẫn đến chiến tranh tiền tệ?

Tuy IMF tỏ ra hào hứng với động thái của TQ hôm 12-8 nhưng việc TQ tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ ngày 13-8, thậm chí có chuyên gia nhận định TQ sẽ “phá 10%” giá đồng nhân dân tệ cũng gây ra sự tranh căi về “mục đích thực tế” của Bắc Kinh có thật sự là đang “tự do hóa” thị trường đồng nhân dân tệ.

Việc phá giá hơn 4% trong ba ngày liên tiếp cho thấy sự cạnh tranh trực tiếp giữa đồng nhân dân tệ của TQ với đồng USD của Mỹ. Khoảng cách phá giá này thu hút sự chú ư cao độ của giới đầu tư, tài chính quốc tế đối với hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, đặt ra giả thuyết “TQ đang chống lại đồng USD nhằm mục tiêu duy nhất là tăng trưởng xuất khẩu chứ không phải để đồng nhân dân tệ “linh hoạt” hơn”.

Điển h́nh, Mỹ xem việc điều chỉnh giá nhân dân tệ của TQ không phải là một cơ chế hướng tới việc thả nổi tỉ giá hối đoái. Mỹ lên tiếng chỉ trích động thái cạnh tranh thiếu công bằng của Bắc Kinh. Nhiều thượng nghị sĩ của cả lưỡng đảng, trong đó có thượng nghị sĩ Chuck Schumer, nhà phê b́nh kỳ cựu về các hoạt động thực tiễn chính sách tiền tệ TQ, lên tiếng cảnh báo việc phá giá nhân dân tệ để tăng xuất khẩu có thể dẫn đến một “cuộc chiến tranh tiền tệ”.

IMF và Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đă quyết định chờ đợi và quan sát những chuyển biến mới. Cả hai cơ quan này đều đang hối thúc TQ ngừng can thiệp vào tỉ giá hối đoái để thị trường tiền tệ được hoạt động tự do phù hợp với những quy luật và yêu cầu của thị trường.

Nicholas Lardy, chuyên gia nghiên cứu TQ tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson, cho rằng Bắc Kinh đang cố lèo lái thị trường. Trong khi đó, hôm 12-8, Neil Irwin của New York Times nhận định việc đồng nhân dân tệ rớt giá trong ngày thứ hai liên tiếp khiến người ta bị thuyết phục hơn bởi giả thuyết “TQ đang cố phá giá nhân dân tệ chỉ để chống lại USD của Hoa Kỳ để cạnh tranh xuất khẩu với các đối thủ khác tại châu Á và thậm chí là trên toàn cầu”.

Muốn vào giỏ tiền tệ của IMF, đường c̣n xa?

Năm nay IMF đánh giá rổ tiền tệ (năm năm một lần). TQ đang mong rằng đồng nhân dân tệ sẽ vào được giỏ tiền tệ của IMF. Có hai tiêu chí quyết định. Một, phải là nội tệ của một nước xuất khẩu lớn. Hai, đồng tiền đó được sử dụng tự do. Đồng nhân dân tệ của TQ đáp ứng được tiêu chí thứ nhất v́ trong năm năm qua, TQ là nước xuất khẩu lớn thứ ba, chỉ sau EU và Mỹ, cao hơn Nhật và Anh, trong khi đồng yen và bảng Anh đă tham gia SDRs.

Tuy nhiên, hôm 4-8, IMF ra thông báo mặc dù việc sử dụng đồng tiền TQ gia tăng trong giao dịch quốc tế nhưng vẫn c̣n nhiều việc phải làm để IMF có thể chấp nhận nhân dân tệ như một trong những đồng tiền tham khảo của định chế này. Nếu mục tiêu thực sự của lần điều chỉnh tỉ giá đồng nhân dân tệ lần này chỉ là “cạnh tranh xuất khẩu” th́ điều kiện thứ hai tham gia vào SDRs của TQ không được đảm bảo.

ĐẠI THẮNG
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 08-14-2015
Reputation: 344139


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 124,650
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	37.7 KB
ID:	797717
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,356 Times in 5,323 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 35 Post(s)
Rep Power: 159 Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:09.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06910 seconds with 14 queries