USA Từ DC Đến Cali - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Từ DC Đến Cali
Tác giả: Nguyễn Thế Bài

Tác giả là cư dân North Carolina, mới định cư tại Mỹ chưa đầy 3 năm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh một người đến Mỹ khi tuổi đă 60, thân mang bệnh tật, tự chọn cho ḿnh cách sống theo kiểu một loài chim đầm lầy vùng sông Nile Ai Cập, là “làm vệ sinh răng miệng cho cá sấu”. Bài thứ hai, “Người Đẹp và Quái Thú” ghi nhận nhiều chi tiết đặc biệt của tổ chức y tế bậnh viện tại Mỹ. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.



* * *

Tôi có một đứa cháu xếp ṣng về Nuskin, đă đi khắp Đông Tây Nam Bắc, từ Á Châu, Úc châu đến Âu Châu, nhưng khi hỏi đă đi được bao nhiêu bang trên Hoa Kỳ, nó cười giơ bàn tay chặt đôi, ư nói mới chỉ một nửa mà thôi.

Trao đổi với một số bạn hữu, người quen, ai cũng cho rằng bất cứ người nào một đời sống trên đất Mỹ, mà đi được một phần ba số các bang Hoa Kỳ, th́ đă là đáng nể. Như vậy tôi cũng được liệt vào hạng không tệ, v́ đă đến hoặc đi qua …hơn một tá tiểu bang. Hành tŕnh khám phá nước Mỹ, dân Mỹ của tôi khởi từ thủ đô Hoa-Thịnh-Đốn, ở phi cảng quốc tế Dulles, nơi tôi đặt chân lên đất Mỹ vào Ngày Tổng Thống gần ba năm về trước (2011).

Ngay khi đón chúng tôi tại phi trường (cùng anh con Cậu và con cháu tôi), người anh vợ báo cho biết anh đă lấy “vacation” mười lăm ngày và sẽ dành toàn bộ thời gian nầy đem chúng tôi đi thăm các nơi. Và anh đă giữ lời, không để chúng tôi có giờ nghỉ ngơi và làm quen với khí hậu Mỹ:

- Phải cố mà đi khi c̣n sức, c̣n giờ và những ngày tao xin nghỉ, để đi cho được càng nhiều càng tốt. Ngồi xe tha hồ ngủ,nghỉ. Nay mai có muốn cũng không thể thực hiện được.

Điểm đến đầu tiên là New York. Vốn không có thói quen dậy sớm, nhưng hôm ấy, mới 5: 30 AM, anh đă đành thức chúng tôi và cho 30 phút để chuẩn bị xuất phát. Trên đường đi New York, chúng tôi ghé Delaware, New Jersey. Đến nơi, sau khi gửi xe, chúng tôi hoà vào gịng người lội bộ trên Fith Avenue, thăm Thánh đường Saint Patrick đồ sộ cổ kính, đến Time Square, dạo phố Tàu (ChinaTown), nh́n mấy chú Chệt ở Mỹ mà chẳng khác ở Chợ Lớn là bao: nhà trên ở dưới buôn bán, hàng hoá chất đầy và bày ra cả lối đi, vốn đă chật chội, khiến du khách các bang khác không khỏi thấy lạ và có phần khó chịu. Trời lạnh, từng nhóm bảy tám người co ro trong những chiếc áo dạ, ph́ phà nhả khói thuốc và đánh bài, tàn thuốc lá vứt bừa băi, giấy gói thức ăn, giấy lau tay lau miệng, giấy báo rải rác khắp nơi, trông hết sức mất vệ sinh và phản cảm.

Chúng tôi lên xe điện ngầm, sau khi ghé ăn phở Pasteur. Ground Zero là nơi dừng chân lâu nhất, bồi hồi nh́n sự hồi sinh từ những đổ nát do bọn thú đội lốt người gây ra: toà tháp mới – THÁP TỰ DO (cách Tượng Nữ Thần Tự Do 7.5 miles) - đang mọc lên, nghe nói sẽ hùng vĩ hơn toà tháp đôi cũ và sẽ cao nhất nước Mỹ. Vẳng bên tai lời của tổng thống Bush sau vụ tấn công khủng bố “Sự quyết tâm của nước Mỹ vĩ đại đang gặp thử thách. Chắc chắn là như vậy. Chúng ta sẽ cho thế giới thấy chúng ta vượt qua thử thách này”.

Về lại Silver Spring, Maryland, đă gần nửa đêm. Mệt nhoài v́ một ngày cuốc bộ. Nhưng hôm sau, anh vợ lôi chúng tôi tiếp tục hành tŕnh khám phá nước Mỹ với việc tham quan một số khu vực ở bang Virginia, thăm các di tích thắng cảnh ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nghĩa trang Arlington, tượng đài Abraham Lincoln, thăm hồ Tidal Basin cạnh ḍng sông Potomac và tháp "bút ch́" bằng đá cẩm thạch trắng, viếng những địa danh tôn giáo. Tiếc rằng thời giờ không cho phép nán lại xem hoa anh đào nở, chào đón hàng triệu du khách đến thưởng ngoạn. Ngày sau đó, chúng tôi đi thăm một số địa danh ở Baltimore, đi đến Pennsylvania, để thăm Chiến trường Gettysburg. Trong gió chiều lành lạnh, nghe đâu đây tiếng hồn tử sĩ, những người ngă xuống để bảo vệ những quyền cơ bản của con người. Kỳ diệu thay, quân Liên bang đại thắng tại trận Gettysburg ngay trước ngày Độc lập (4 tháng 7), góp phần lớn cho ngày hôm đó được coi là ngày Độc lập huy hoàng nhất của Mỹ Quốc hồi ấy. Chợt như nghe thấy bóng dáng và tiếng nói vang dội của tổng thống Abraham Lincoln đang đọc bài Diễn Văn Gettysburg nổi tiếng với câu kết lừng danh “chính quyền này của dân, do dân, v́ dân”.

Chỉ trong mười ngày đầu trên đất Mỹ, chúng tôi đă đi được năm bang và thủ đô nước Mỹ, như câu của hoàng đế La Mă, Cesar:”veni, vidi” (tôi đă đến và đă thấy). Và tất nhiên, chúng tôi đă có nhiều thời giờ, nhiều dịp để tham quan các thành phố ở Bang North Carolina, trong đó có thành phố Greensboro với 257,000 dân, thành phố thứ ba sau thủ phủ Raleigh và thành phố Charlotte, nơi đây có người dân hiền hoà, khí hậu lư tưởng.

Con gái tôi muốn chúng tôi lợi dụng thời gian nầy, để “đi cho biết đó biết đây”, kẻo sau nầy không c̣n nhiều dịp tốt. Và nhân đám cưới con trai người cháu ở San Jose, Bắc Cali, nó mua vé cho chúng tôi đi Cali và Colorado, nơi gia đ́nh em vợ tôi sinh sống ở thành phố Denver.

Chuyến bay khứ hồi (round trip) giá rẻ có nhiều chặng dừng chân đổi máy bay. Nhờ vậy tôi được đặt chân lên các bang Texas (phi trường Houston), Arizona ( phi trường Phoenix), Michigan (phi trường Detroit). Sáu tháng sau khi tới Mỹ, tôi lại có dịp đi thăm bang Georgia, tham dự đám cưới con gái một người bạn đồng môn. South Carolina là bang “láng giềng”. Ở thủ phủ Columbiia và thành phố Samter có gia đ́nh người cháu và một số bạn hữu, đồng hương sinh sống, chỉ cách Greensboro ba giờ lái xe, v́ thế tôi đă có nhiều lần đến bang thơ mộng và ấm áp nầy. Số lần có tuyết rơi – dù rất mỏng – cũng hết sức hiếm hoi và được mọi cư dân South Carolina hân hoan đón mừng như lễ hội.

Nhận xét đầu tiên của tôi, ấy là về quư bà, quư chị. Người phụ nữ đầu tiên tôi gặp lại, là chị dâu của chúng tôi. Gần ba mươi năm trôi qua (anh chị vượt biên năm 1984), bóng thời gian dường như vẫn không ảnh hưởng tới Chị: vẫn dáng người thon thả, vẫn nụ cười rạng rỡ, vẫn giọng Bắc ngọt ngào (truyền lại cho đứa cháu trai tuy không biết đọc biết viết tiếng Việt, nhưng nói th́ không chê vào đâu được) của những ngày tháng tôi biêt Chị, trước khi anh chị lên đường vượt biên. Niềm vui lớn nhất của Chị trên đất Mỹ bao năm qua, ấy là diện áo dài. Chị có một bộ sưu tập áo dài hàng trăm cái, được bổ sung mỗi dịp về thăm cha mẹ ở Việt Nam hoặc khi có ai qua lại.

Cũng nhận xét ấy khi gặp một số quư bà, quư chị đồng hương xưa, nay sinh sống tại Greensboro, khi thấy ở tuổi sáu mươi, họ vẫn giữ được “phom” dễ dàng mặc áo dài và gương mặt trẻ trung. Điều đó càng được khẳng định khi vợ tôi gặp lại rất đông bạn bè và đồng nghiệp y tá cũ ở đám cưới tại San Jose. Chúng tôi thật sự kinh ngạc khi thấy chẳng những họ không già hơn, mà dường như c̣n trẻ trung hơn cách nay vài chục năm. Đa số trong họ đi theo diện con lai.

Ngày trước học hành và làm việc ở Đà-Lạt, ngày ngày gặp các cô gái má đỏ môi hồng, đặc trưng của phụ nữ sống ở xứ lạnh, đời sống vất vả, nhưng không làm mất nét mặt hoa da phấn, nhất là nơi các nữ sinh, sinh viên. Có thể nói không sợ phóng đại, rằng phụ nữ gốc Việt ở Hoa Kỳ giữ được dáng dấp thon thả, không sồ sề như phần nhiều phụ nữ người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Mễ hoặc gốc Phi. Lần đầu vào nhà thương Mỹ, mỗi khi cô y tá da màu vào cặp nhiệt và đo áp huyết, tôi thường có cử chỉ né người. Cô y tá vừa cao, vừa đồ sộ không thể dưới ba trăm cân, lại hay loạng choạng khi di chuyển hoặc thực hiện các thao tác. Tôi đề pḥng chẳng may cô trượt chân ngă vào tôi, hậu quả không phải nhỏ.

Được như vậy, tôi cho rằng phụ nữ người Việt ở Mỹ, ngoài cái “gien” Á Đông vốn nhỏ con và không cao, th́ chủ yếu là nhờ giữ truyền thống gia đ́nh, trong đó có việc siêng năng nấu nướng và ăn thức ăn Việt Nam. Khi c̣n ở Việt Nam, đời sống khó khăn, nhiều chị em nghèo hoặc rất nghèo. Ngay cả chén cơm c̣n khó khăn, nói chi đến thịt cá, gà vịt. Cả đời không nghe ai nói những từ như “cholesterol”, “cao mỡ”. Cả đời chẳng thấy ai “điên khùng” làm gà, làm heo, ăn cá mà bỏ da! Những thứ đó thừa thăi ở trên đất nước giàu có nầy và quư bà, quư chị luôn được nhắn nhở về tác hại của việc ăn nhiều thịt hoặc ăn da và nên dùng nhiều rau. Tất cả đều phù hợp với thực đơn người Việt. Cá kho, rau sống, canh chua (có khi cả cà muối, dưa cải), nhiều gia vị thơm lừng, luôn là “gam” chủ đạo trong các bửa ăn người Việt.

Nét thanh xuân bền vững ấy có được một phần không nhỏ từ tâm hồn thoải mái, tự do. Không c̣n chịu cái bóng lắm khi “áp chế” của đàn ông, của người chồng. Ngoại trừ thế hệ người Mỹ gốc Việt sinh ra hoặc lớn lên ở Mỹ, đa số phụ nữ gốc Việt không có học vấn cao hoặc chuyên môn, nhưng vốn năng động, dẻo dai, chịu thương chịu khó, họ làm công ở các hăng hoặc làm “nail”, một nghề nuôi sống và cả làm giàu cho hàng trăm ngàn phụ nữ (cùng với gia đ́nh họ).

Người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Mễ hay gốc Phi làm đồng nào xào đồng nấy. Có khi ăn tiêu vượt cả thu nhập và mang nợ suốt đời. Người gốc Việt không như thế! Quư bà, quư chị thuộc nằm ḷng câu “thiếu lôi, dôi kéo”: hể đă thiếu hụt,th́ không vực dậy được; c̣n nếu biết tiết kiệm, làm mười xài năm sáu, th́ sẽ có của ăn của để.

Nạn bạo hành gia đ́nh chưa phải đă chấm dứt trên đất Mỹ, trong các dân tộc sinh sống ở Mỹ, nhưng phụ nữ luôn được luật pháp che chở, bênh vực. Ưu tiên về nhiều mặt trong đời sống và sinh hoạt xă hội ấy gồm tóm trong câu: Lady first! Chỉ cần nhấn dăy số “nai oăn oăn” (911) khi bị ông chồng “hiếp đáp” quá mức, lập tức cảnh sát và nhân viên xă hội mau chóng có mặt và phần thắng luôn nghiêng về phụ nữ. Không ít trường hợp dẫn tới ly hôn. Chung chung, các đức ông chồng phải dè chừng các bà vợ “văn minh”, cho dù một khi đă nại tới “911” th́ cũng đồng nghĩa với rạn nứt trong gia đ́nh, gây nên mặc cảm và dễ đổ vỡ khó ḷng hàn gắn.

Tôi đă nghe và thấy cái “lợi thế” biến thành “hại thế”, khi nó biến một gia đ́nh đông con, nghèo khi đến đất Mỹ, nhưng dần dà khấm khá và con cái thành đạt, thành một loại “địa ngục”, không đúng, phải nói là “sa mạc” gia đ́nh. Một hôm xảy ra căi cọ. Lời qua tiếng lại, không ai chịu ai. Ông chồng có lẽ quên mất đang ở trên đất Mỹ và trong lúc tức giận đă không cầm ḷng được, thẳng tay giáng cho người vợ một bạt tai. Chỉ mươi lăm phút sau khi nghe bà vợ sử dụng “quyền b́nh đẳng” và gọi “911”, cảnh sát đến nhà. Trước “hiện trường” không chối căi được, người chồng cúi đầu nhận lỗi. Người vợ thắng, chấp nhận “hoà giải”. Kể từ đó, gia đ́nh “đồng sàng, dị mộng”. Con cái theo mẹ, không c̣n coi ông bố ra ǵ, không qua lời nói, cử chỉ, mà qua thái độ. “Nai oăn oăn” giúp chống trộm cướp, lúc bị tấn công, khi có nguy hiểm về tai nạn và hoả hoạn, về bệnh cấp cứu. “911” không phải để tuỳ tiện dùng để “trị nhau” trong gia đ́nh, giữa những người ruột rà, thân quen. Cha ông ta nói: uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Trước khi ấn số “911”, thưa quư bà, quư chị, phải nhớ nó hệ trọng biết bao! Đâu phải là chuyện “cơm không lành, canh không ngọt”. Làm ǵ có “gương cũ lại lành”!

Nhân tiện, cũng cần đính chính cụm từ “Việt kiều” thường vẫn được dùng để chỉ những ngươi Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Thực ra, nghĩa đúng của “Việt kiều” để nói về những người Việt đang "ở nhờ tại xứ lạ quê người" nhưng không có quốc tịch nước đó. Thế nhưng với thành phần người Mỹ gốc Việt (có quốc tịch Mỹ), mà c̣n gọi họ là "khách" trên đất Mỹ, th́ rơ ràng không phải.

Là “hậu bối” về thời gian sống trên đất Mỹ, tôi muốn mượn lời của một ông bạn già để nói lên suy nghĩ chung của chúng tôi:

- Năm nay tôi hơn sáu mươi tuổi với ba mươi lăm năm sống trên đất Mỹ, nghĩa là già một nửa đời và chẳng biết sẽ c̣n sống thêm được bao nhiêu. Là công dân Mỹ hơn ba chục năm, ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, làm việc Mỹ, vợ con đều quốc tịch Mỹ, cháu chắt sinh ra đă là người Mỹ. Xin hỏi: như thế là ”tạm dung” ư? Ăn cây nào, rào cây ấy, chứ sao lại ”ăn cây táo, rào cây sung”? Đừng quên là khi tuyên thệ vào quốc tịch, ta đă thề hứa trung thành với nước Mỹ và lá cờ Mỹ, cam đoan nói ”sự thật, chỉ sự thật, không ǵ ngoài sự thật” (the truth, only the truth, nothing but the truth)

Nguyễn Thế Bài
VB
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 06-28-2014
Reputation: 344139


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 124,675
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	8.0 KB
ID:	630904
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,356 Times in 5,323 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 35 Post(s)
Rep Power: 159 Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11282 seconds with 14 queries