Được mệnh danh là “đất nước may mắn”, xứ sở kangaroo giờ đây c̣n tự hào là nước hạnh phúc nhất thế giới.
Úc vừa đánh bại 2 đối thủ nặng kư Na Uy và Thụy Điển để tiếp tục giữ vững danh hiệu đất nước hạnh phúc nhất thế giới, theo xếp hạng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Đây cũng là lần thứ 4 liên tiếp quốc gia này thống trị ngôi vị quán quân.
Các em bé Úc hạnh phúc trong ngày Quốc khánh. Ảnh: SMH
Hằng năm, OECD đều thực hiện cuộc khảo sát đối với 36 thành viên, hầu hết là các quốc gia có thu nhập cao nhất thế giới và chọn ra các nước có cuộc sống hạnh phúc nhất thế giới dựa trên 11 tiêu chí khác nhau.
Những tiêu chí trên được đúc kết từ nghiên cứu 10 năm của bà Romina Boarini, người đứng đầu cơ quan giám sát phúc lợi và tiến bộ của tổ chức này. Từ đầu những năm 2000, OECD đă bắt đầu nghiên cứu các chỉ số về thu nhập và giàu có bên cạnh những chỉ số khó định lượng hơn như sự gắn kết công dân. Ngoài ra, c̣n có các chỉ số khảo sát ở lĩnh vực y tế, giáo dục, chất lượng môi trường, an ninh cá nhân và sự hài ḷng với cuộc sống.
Theo bảng xếp hạng, Úc vượt mức trung b́nh của gần như mọi tiêu chí đánh giá. Thậm chí, cũng như năm ngoái, ở tiêu chí “gắn kết công dân” vốn được đánh giá qua tỉ lệ bầu cử, nước này c̣n vượt xa các đối thủ trong tốp đầu.
Bản khảo sát cũng sử dụng nghiên cứu khoa học để t́m ra điều khiến con người hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu về quan điểm hạnh phúc của hơn 60.000 người cho thấy 3 tiêu chí được đặt lên hàng đầu chính là sự hài ḷng về cuộc sống, y tế và giáo dục. Dĩ nhiên, giữa các nước tồn tại những quan niệm khác biệt. Người Nhật ưu tiên an ninh cá nhân trong bảng xếp hạng hạnh phúc của riêng ḿnh, trong khi các quốc gia Mỹ Latin cho rằng giáo dục mới là tiêu chí quan trọng nhất. Người dân Úc lại coi trọng nhất sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Vương quốc Anh và Iceland mất vị trí trong tốp 10 quốc gia phát triển hạnh phúc nhất thế giới năm nay. Thế chân 2 nước này là Phần Lan (hạng 9) và New Zealand (hạng 10). Ba quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng là Thổ Nhĩ Kỳ (hạng 36), Mexico (35) và Hy Lạp (34). Tuy nhiên, dù “đội sổ” nhưng các nước này vẫn có lư do để hạnh phúc.
Theo OECD, dù Hy Lạp có chỉ số hài ḷng với cuộc sống thấp nhất nhưng các chỉ số về sức khỏe và chất lượng môi trường trên mức trung b́nh. C̣n Mexico dù gặp vấn đề lớn nhất về an ninh với tỉ lệ giết người và bạo lực cao nhất nhưng lại bất ngờ đạt mức hài ḷng cuộc sống cao. Thổ Nhĩ Kỳ dù đứng chót bảng nhưng vẫn được đánh giá cao về sự tiến bộ đối với cải thiện chất lượng sống người dân trong 2 thập kỷ qua.
Theo Thu Hằng
Người Lao Động