(ĐVO) Chùa Trấn Quốc nằm trên một ḥn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), có lịch sử 1.500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Hà Nội. Đây cũng là một trong những ngôi chùa chứa đựng nhiều điều đặc biệt trên đất Thăng Long.
Chùa Trấn Quốc được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989.
Đón nhiều bậc vua chúa, chính khách
Theo Wikipedia, đây là một trong những ngôi chùa vinh dự được đón nhiều vị khách đặc biệt nhất của lịch sử.
Dưới triều vua Lư Nhân Tông, Thái hậu Ỷ Lan đă nhiều lần đến chùa cùng các vị cao tăng để đàm đạo. Năm Kỷ Măo (1639), chúa Trịnh cho sửa và trồng sen quanh chùa, biến nơi thờ cúng thành hành cung riêng của nhà Chúa. Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm, ban 20 lạng bạc để tu sửa chùa. Năm 1842, vua Thiệu Trị ghé thăm, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan để tu sửa chùa.
Chùa Trấn Quốc nh́n từ đường Thanh Niên.
Sau này, đến thời kỳ hiện đại, chùa cũng được nhiều chính khách viếng thăm. Ngày 24/3/1959, Tổng thống Ấn Độ Ragiăng Đờ Ra Brusat đến thăm chùa và tặng cây bồ đề trồng trước cửa ṭa Tam bảo. Tiếp đó, ngày 28/11/2008, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil đến thắp hương và thăm quan nhân dịp trong chuyến công du Việt Nam. Ngày 31/10/2010, Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev đến thăm quan trong dịp đến Hà Nội dự Hội nghị cấp cao không thường niên ASEAN - LB Nga lần thứ hai....
Ba lần đổi tên
Chùa được xây dựng lần đầu vào thời vua Lư Nam Đế (544-548) ở trên băi sông Hồng, thuộc địa phận làng An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ ngày nay). Khi đó ngôi chùa được đặt tên là Khai Quốc.
Đến triều Lê Thái Tông thế kỷ 15, chùa được đổi tên là An Quốc. Đến năm 1615, do bờ tả băi sông Hồng bị lở đến sát nền chùa nên dân và chính quyền đă cho dời toàn bộ chùa về ḥn đảo Kim Ngư nằm gần bờ phía Đông của Hồ tây. Năm Canh Thân (1620) con đường dẫn vào đảo cũng đă được hoàn thiện. Chùa có tên là Trấn Quốc vào cuối thế kỷ 17, đời vua Lê Hy Tông.
Nơi đây là trung tâm phật giáo của kinh thành Thăng Long thời Lư, Trần.
Chùa được trùng tu với quy mô lớn nhất là vào đời vua Lê Thần Tông năm 1639. Quy mô chùa lúc này so với trước lớn hơn nhiều. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đă soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này.
Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp tŕnh tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành h́nh chữ Công (工).
Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dăy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông - một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.
Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quư Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815.
Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhă giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Đây chính là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lư và thời Trần.
Chùa c̣n giữ được nhiều mộ và tháp cổ. Ảnh: Nguyễn Thắng (Wikipedia)
Có nhiều mộ và bảo tháp cổ
Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỉ 18). Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa h́nh ṿm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quư. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quư.
Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959. Thượng toạ Thích Thanh Nhă, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ tŕ chùa Trấn Quốc, đă giải thích sự đối xứng đó là: "Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ư nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp".
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
Vân Nhi