Một phân tích từ BestBrokers ước tính ChatGPT tiêu thụ trung b́nh 1,059 tỷ kWh mỗi năm, tương đương hơn 139,7 triệu USD tiền điện theo giá thương mại trung b́nh của Mỹ.
Tờ New York Times (NYT) cho hay câu hỏi liệu có nên lịch sự với trí tuệ nhân tạo có vẻ là một vấn đề gây tranh căi khiến ông chủ ChatGPT phải đau đầu lựa chọn giữa lợi nhuận hay đạo đức xă hội.
Mới đây trên mạng xă hội Twitter-X, CEO Sam Altman của OpenAI, cha đẻ ChatGPT đă trả lời rằng chi phí tiền điện khi thêm "Làm ơn!" hoặc "Cảm ơn!" vào lời nhắc của chatbot đă lên tới hàng chục triệu USD.
Theo NYT, mỗi yêu cầu của người dùng với chatbot đều tốn tiền điện, mỗi từ bổ sung vào câu hỏi đều khiến chi phí máy chủ của ChatGPT tăng lên.
Cụ thể theo hăng tin Fox, mỗi lượt tương tác với ChatGPT tiêu thụ khoảng 0.14 kWh điện, tương đương 14 bóng đèn LED sáng liên tục trong một giờ. Khi nhân với hàng tỷ lượt tương tác mỗi ngày, con số tổng cộng là rất lớn.
Một phân tích từ BestBrokers ước tính ChatGPT tiêu thụ trung b́nh 1,059 tỷ kWh mỗi năm, tương đương hơn 139,7 triệu USD tiền điện theo giá thương mại trung b́nh của Mỹ.
Tuy nhiên, Altman không công bố con số chính xác mà chỉ nêu khái quát để làm nổi bật quy mô chi phí.
"Hàng chục triệu USD tiền điện đă được chi trả, bạn sẽ không bao giờ biết được tổng chi phí là bao nhiêu", Sam Altman trả lời trên Twitter-X.
Trên quan điểm lợi ích, việc loại bỏ bớt những từ thừa thăi như "cảm ơn" hay "làm ơn" là điều cần thiết để tiết kiệm chi phí cho những công ty như OpenAI. Thậm chí việc "lịch sự" với những chatbot hay trí thông minh nhân tạo (AI) được coi là điều thừa thăi.
Thế nhưng trên quan điểm đạo đức xă hội, nhiều người lại cho rằng đây là hành vi lịch sự có thể tác động ngược lại, củng cố thói quen giao tiếp tôn trọng giữa con người với con người. Hơn nữa, khi công nghệ AI đạt đến mức độ gần như có ư thức trong tương lai, việc giữ thói quen lịch sự được cho là một cách để ảnh hưởng đến thiết kế phản hồi của mô h́nh AI.
Ô nhiễm môi trường
Giáo sư vật lư Neil Johnson tại Đại học George Washington đă ví von những từ ngữ lịch sự như "cảm ơn" hay "làm ơn" như một miếng bao b́ dư thừa khiến chatbot phải tốn thêm công việc tính toán và năng lượng để bóc tách trước khi đi vào nội dung chính.
Xét theo khía cạnh kỹ thuật, mỗi từ bổ sung đồng nghĩa với token tăng thêm, kéo dài chuỗi đầu vào, khiến mô h́nh phải thực hiện thêm các phép tính nhân ma trận trong hàng tỷ tham số của GPT-4.
"ChatGPT sẽ cần thêm năng lượng để xử lư vấn đề này, nhưng năng lượng đó sẽ đến từ đâu? Ai sẽ trả tiền cho nó?", giáo sư Johnson nói.
Mô h́nh GPT-4 chạy trên hàng ngàn GPU hiệu năng cao trong các trung tâm dữ liệu, nơi năng lực xử lư và hệ thống làm mát luôn ở mức tối đa công suất để đáp ứng độ trễ thời gian thực. Việc mở rộng thời gian xử lư mỗi truy vấn, dù chỉ thêm vài mili-giây, cũng làm tăng tải cho GPU và quạt tản nhiệt, từ đó tiêu tốn thêm năng lượng
Về mặt môi trường, điều này làm tăng lượng khí thải CO₂ và sử dụng nước làm mát, đồng thời đặt ra câu hỏi về tính bền vững của việc mở rộng AI.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các trung tâm dữ liệu đă chiếm khoảng 2% tổng tiêu thụ điện toàn cầu, và dự báo có thể tăng mạnh cùng với AI.
Trong khi đó tờ Washington Post cho biết một email 100 từ do GPT-4 tạo ra tiêu tốn 0.14 kWh, đồng thời đ̣i hỏi cả nước làm mát để giữ nhiệt độ máy chủ ổn định.
Không dừng lại ở đó, tại những vùng khí hậu nóng, những trung tâm dữ liệu làm mát bằng nước. Do đó việc khai thác nước lạnh để tản nhiệt cho máy chủ có thể gây áp lực lên nguồn tài nguyên nước tại địa phương, đặc biệt ở các khu vực đang chịu khô hạn.
Chính v́ lẽ đó, để giảm tải môi trường, các công ty như Microsoft đă công bố nghiên cứu về "Carbon Intensity" của AI, t́m cách tối ưu hóa PUE (Power Usage Effectiveness) và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo nhằm hạn chế những tác động về môi trường của AI.
Tuy nhiên những tranh căi về tác dụng của AI và ảnh hưởng của nó đến chi phí và môi trường vẫn c̣n nhiều, đặc biệt là khi vấn đề con người có cần lịch sự với chatbot hay không, qua đó tiêu tốn hàng chục triệu USD tiền điện và vô số tài nguyên khác.
Thế nhưng về mặt đạo đức và văn hóa, nhiều người lại ủng hộ việc lịch sự này.
Lịch sự với AI
Vào năm 2019, một nghiên cứu của Pew Research phát hiện ra rằng 54% những người sở hữu loa thông minh như Amazon Echo hoặc Google Home cho biết họ đă nói "làm ơn" khi nói chuyện với chúng.
Thế rồi sự xuất hiện của các chatbot như ChatGPT cùng nhiều nền tảng tương tự ngày càng khiến con người lịch sự hơn với máy móc như một thói quen giao tiếp cùng nhân loại.
Tờ People cho hay một khảo sát năm 2024 của TechRadar ghi nhận 67% người dùng AI vẫn duy tŕ thói quen lịch sự, nhiều người c̣n nói đùa rằng họ làm vậy là để "pḥng khi AI nổi giận".
Tiến sĩ Jaime Banks (ĐH Syracuse) lập luận rằng giao tiếp lịch sự với AI có thể h́nh thành chuẩn mực cư xử tôn trọng, "tập dượt" cho chúng ta khi tương tác với con người.
Tuy nhiên, Sherry Turkle (MIT) cảnh báo rằng quá sa đà vào tương tác "như người thật" có thể khiến ta nhầm lẫn giữa thực và ảo, đặc biệt ở trẻ em.
Bất chấp những tranh căi, hăng AI nổi tiếng Anthropic vào năm 2024 đă tuyển nhà nghiên cứu đầu tiên về "AI welfare" để xem xét liệu mô h́nh AI có xứng đáng nhận sự quan tâm đạo đức hay không . Đây là bước đầu trong việc chuẩn bị khung quy tắc khi AI ngày càng "như có ư thức".
Đồng quan điểm, nhiều biên kịch như Scott Z. Burns cho rằng ḷng tốt và sự tử tế "nên là thiết lập mặc định của mọi người hay máy móc".
"Mặc dù đúng là AI không có cảm xúc, nhưng tôi lo ngại rằng bất kỳ sự khó chịu, thù ghét nào trong các tương tác của chúng ta với máy móc cuối cùng sẽ không có kết thúc tốt đẹp", biên kịch Burns cảnh báo.
Tương tự, nhà biên kịch Madeleine George cũng cho rằng ngôn ngữ lịch sự sẽ giúp AI học cách "thấm nhuần" văn hóa và giá trị của nhân loại.
Ở một khía cạnh khác, tiến sĩ Jaime Banks, người nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và AI tại Đại học Syracuse, cho biết cách một người đối xử với chatbot sẽ phản ánh cách người đó nh́n nhận về ḷng tốt trong xă hội cũng như cách họ đối xử với mọi người.
"Chúng ta xây dựng các chuẩn mực hoặc kịch bản cho hành vi của ḿnh và do đó, bằng cách tương tác với thứ này, chúng ta có thể trở nên tốt hơn hoặc có xu hướng thường xuyên lịch sự hơn trong hành vi", tiến sĩ Banks nhận định.
Cùng quan điểm, tiến Sherry Turkle tại Viện Công nghệ Massachusetts đă lấy một ví dụ vào thập niên 1990 khi trẻ em bắt đầu nuôi những con vật cưng kỹ thuật số được đặt trong các thiết bị có kích thước bằng ḷng bàn tay có tên Tamagotchi.
Những con vật số này cần được cho ăn, vận động và quan tâm hàng ngày theo thời gian thật và nếu không được chăm sóc đúng cách, những con vật cưng này sẽ chết khiến nhiều trẻ em buồn bă.
Kể từ đây, nhiều phụ huynh đă đặt câu hỏi liệu họ có nên lo lắng về những đứa trẻ có hành vi hung dữ với đồ chơi hay máy móc hay không khi chúng có thể phản ánh quan điểm, cách nh́n nhận và đối xử của chúng với xă hội trong tương lai.
VietBF@ Sưu tập