VietBF - View Single Post - Trang của lính
View Single Post
Old 10-05-2024   #701
hoathienly19
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 1,196
Thanks: 2,002
Thanked 1,443 Times in 663 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



THÀNH LẬP TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BĐQ ĐÀ NẴNG VÀ SÔNG MAO



Trung tuần tháng 4 năm 1960,
trong cuộc thăm viếng trường Biệt Động Đội Đồng Đế (sau đổi tên là TTHL Biệt Động Quân Nha Trang), Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất hài lòng cách thức huấn luyện và thực tập do một số sĩ quan Huấn luyện viên tốt nghiệp khoá Ranger tại Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ, về áp dụng.

Trở về Sàigon,
ông liền chỉ thị cho Bộ Tổng Tham Mưu/ QLVNCH thành lập 2 TTHL/ BĐQ;

- Một tại Đà Nẵng để huấn luyện cho Sĩ quan và Hạ sĩ quan thuộc Quân Đoàn I

- Một tại Sông Mao huấn luyện cho Sĩ quan, Hạ sĩ quan thuộc Quân Đoàn III, và Quân Đoàn IV.



https://www.youtube.com/watch?v=DIrmxuEa6fU



Bộ TTM/ QLVNCH yêu cầu phái bộ Viện trợ Mỹ (Military assistance Advisory group) giúp đỡ tổ chức các toán huấn luyện viên hỗn hợp cho 2 TTHL này.

Vào trung tuần tháng 5 năm1960,
Liên đoàn 77 Special Forces đến Việt Nam chia làm hai toán, một toán tới Đà Nẵng và một toán tới Sông Mao.

Cũng trong thời gian này, các sĩ quan Việt Nam tốt nghiệp khoá bộ binh cao cấp (IOAC), và các sĩ quan tốt nghiệp khoá Đại đội trưởng (ACO) tại trường Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ, hồi hương về trình diện Ban Quân Huấn (sau này thành Tổng Cục Quân Huấn) thuộc phòng Bộ 3 TTM, được phân phối về TTHL/ BĐQ Sông Mao.

Các Đại uý :


- Đỗ văn Sáu

- Hồ văn Phước

- Trần công Liễu

- Đào vĩnh Thi

- Trần hữu Toán

- Nguyễn Ni Văn

Các Trung uý :


- Ngô Minh Hồng

- Quan Minh Tống

- Nguyễn Văn Sảo, và Phan Văn Cẩm.

Về TTHL/ BĐQ Đà Nẵng, gồm các Đại uý :


- Nguyễn Văn Đại (trưởng toán)

- Trần Văn Hai

- Võ Công Trí

- Nguyễn Hoành Bảo

- Cao Quốc Điền

- Trần đình Nại

- Cao Văn Chơn

Các Trung uý :


- Nguyễn Kim Biên

- Phạm Quang Vân

- Nguyễn Văn Vy và Hoàng Tôn Oai.

Về phía các huấn luyện viên Mỹ thuộc Team A 7th Special task Forces tại TTHL/ BĐQ Đà Nẵng gồm có :


- Thiếu tá Slade (trưởng toán), cùng các Đại uý :

- Kaiser

- Grimmett

- Yohmes

- Snyder

Trung uý Wynn

Thượng sĩ Gray, Schocomaker, Yones và Trung sĩ Y Tá Fouler.

Riêng tên các huấn luyện viên Mỹ ở TTHL/ BĐQ Sông Mao không được rõ.


https://www.youtube.com/watch?v=ejtvcdh3IJ4



Ban Chỉ Huy TTHL/BĐQ Đà Nẵng :


- Thiếu tá Chương Phát Dưỡng, Chỉ Huy Trưởng, một Thiếu uý phụ trách Tiếp Liệu, Tiếp Vận, một Thiếu uý phụ trách ẩm thực cho khóa sinh, canh gác, tạp dịch và một Trung đội Bộ binh.

Tất cả thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh biệt phái.

Cả hai TTHL/ BĐQ Đà Nẵng và Sông Mao đồng thành lập vào thượng tuần tháng 5 năm 1960.


Ở đây chỉ đề cập tới TTHL/ BĐQ Đà Nẵng làm điển hình.

Ngày 25 tháng 5 năm 1960,
Thiếu tá Chương Phát Dưỡng giới thiệu hai toán huấn luyện viên Mỹ Việt, sau đó huấn luyện viên Việt nam cùng ngồi chung xe jeep của HLV Mỹ về cư xá sĩ quan Đà Nẵng nơi cư ngụ cuả SQ/ HLV Việt Nam.

HLV Mỹ về cư xá phái bộ cố vấn Mỹ ở cuối đường Độc Lập cạnh sông Hàn.

Sau đó mỗi buổi sáng, HLV Mỹ tới đưa HLV Việt nam vào TTHL (toạ lạc tại doanh trại của Bảo An Đoàn cũ, phía tây nam phi trường Đà Nẵng, kế cận Quốc lộ 1 và xã Phưóc tường, Hoà Cầm).

Công việc cấp bách của HLV Việt-Mỹ là thám sát điạ điểm huấn luyện, tổ chức các bãi tập tại đèo Đại La, núi Ba Ra vùng Hoà Cầm, ven sông vùng Hà Thanh, Nam Ô…, cũng như dịch tài liệu, soạn phiếu huấn luyện, chuẩn bị trợ huấn cụ.

Trong thời hạn 15 ngày, tất cả các phương tiện, tài liệu, vật liệu, văn phòng phẩm, và phương tiện di chuyển đều do team A 7th special Task Forces cung cấp.

Riêng xe cộ chuyển vận khoá sinh do Đại đội Vận tải Sư đoàn 2 BB cung cấp bất cứ lúc nào.

Ngày 10 tháng 6 năm 1960,
các khóa sinh đến trình diện chỉ phải đóng 6 tuần tiền ăn theo tiêu chuẩn bình thường.

Tuy vậy suốt thời gian thụ huấn, khoá sinh đuợc hưởng chế độ ăn uống cao và khẩu phần phụ trội sáng, trưa, chiều, mà không phải trả thêm một đồng nào.

Khoá sinh được trang bị đầy đủ quân trang, quân dụng, vũ khí như một quân nhân tác chiến.






Thành phần khóa sinh, một phần tình nguyện theo học, phần còn lại được tuyển lựa gồm :


- 50 HSQ

- 50 SQ cấp uý và cấp tá, trong số cấp tá có người đương kim là Trung đoàn phó, Tham Mưu Trưởng Sư đoàn, Tỉnh trưởng.

Theo nội quy, các khóa sinh tự gỡ bỏ cấp hiệu và mang số khoá sinh cho tới ngày mãn khóa.


Mỗi HLV Mỹ và Việt ít nhất phải đảm nhiệm huấn luyện viên chính (prime instructor) một môn, ngoài ra sẽ làm huấn luyện viên phụ (assistanct instructor) cho các PI khác, hoặc kiêm thông dịch nếu PI là Mỹ.

Riêng 2 trưởng toán được miễn là AI vì bận nhiều việc như lập lịch trình huấn luyện và đón tiếp, hướng dẫn các VIP Mỹ Việt đến thăm.

Tóm lại, sự phối hợp huấn luyện giữa Mỹ và Việt rất nhịp nhàng, chặt chẽ, đồng đều. Chương trình huấn luyện sáu tuần lễ, thời lượng trung bình mỗi tuần là 84 giờ, bất kể ngày đêm.

Chỉ có ngày chủ nhật huấn luyện viên, khoá sinh được nghỉ xả hơi.

Tuy nhiên, tất cả HLV phải họp mặt vào lúc 10.00 sáng chủ nhật để kiểm điểm công tác trong tuần.

Các môn học gồm :

- Phục kích

- Phản phục kích

- Đột kích

- Thám sát

- Kỹ thuật sưu tầm tin tức

- Chiến tranh chống du kích, bơi lội, vượt sông, mìn, chất nổ, cạm bẫy, cấp cứu sơ khởi, mưu sinh thoát hiểm

- Cận chiến, tác xạ làm quen các loại vũ khí, tác xạ di động, tác xạ phản ứng nhanh ngày, đêm

- Di hành với ba lô, súng đạn (nặng 15 kgs) leo núi, băng rừng, trên đường về trung tâm đi gia tốc đoạn đường dài 10 km và bài tập dã ngoại 48 giờ.

Ngoài ra tập thể dục từ 4 đến 5 giờ sáng mỗi ngày, và tự giác đu xà ngang 15 lần trước khi vào phòng ăn.

Hình phạt thông thường là hít đất, nhẩy xổm, chạy vòng vòng.

Theo thông lệ, huấn luyện viên biểu diễn trước, khóa sinh bị phạt thi hành sau.

Khóa sinh nào khai bệnh nghỉ hai ngày trở lên đều bị loại và phải học lại khóa kế tiếp.



https://www.youtube.com/watch?v=jYaAAxRBouU



Lễ mãn khoá 1 BĐQ dưới quyền chủ tọa của trung tướng Trần văn Đôn, Tư Lệnh Quân đoàn I.

Ông đã khen ngợi khóa sinh “tích cực thụ huấn” và tuyên dương TTHL/ BĐQ Đà nẵng là đơn vị duy nhất của Quân đoàn “làm việc không biết mệt mỏi, hoàn thành trách nhiệm huấn luyện tối ưu”.

Kết quả huấn luyện qua vóc dáng, nét mặt của 100 khóa sinh tốt nghiệp so với ngày đầu đến thụ huấn, đã biến mầu da thành sạm nắng, nâu đậm (nếu không muốn nói là đen kịt), nhưng rất khoẻ mạnh vui vẻ, năng động, cương nghị, tự tin hơn nhìều.

Khóa sinh rời khỏi trung tâm cũng là lúc tất cả Huấn luyện viên được nghỉ 15 ngày phép về thăm gia đình bạn hữu.


https://www.youtube.com/watch?v=yg7FmVAwIlw
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (10-07-2024)
 
Page generated in 0.04604 seconds with 9 queries