R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,388
Thanks: 21,683
Thanked 38,133 Times in 12,871 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7243 Post(s)
Rep Power: 69
|
Phần 2
( Trích sách “Giải Mă Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh )
CÁC TRẬN ĐÁNH NĂM 1975, (16 ) TRẬN KHÁNH DƯƠNG, 3 NGÀY ĐẦU
Năm 1975, ngày 15-3, lúc 3 giờ 30 chiều, nhà báo Thiếu tá Phạm Huấn, đặc phái viên của Tướng Phạm Văn Phú đáp trực thăng xuống chi khu Phước An thuộc Tiểu Khu Đắc Lắc để gặp Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, chuyển lệnh của Tổng thống Thiệu là
“Rút bỏ Phước An, mang quân về pḥng thủ tuyến Khánh Dương càng sớm càng tốt”, có nghĩa là bỏ hẳn Ban Mê Thuột, lấy Khánh Dương ( Thuộc tỉnh Khánh Ḥa ) làm tuyến đầu ngăn chận đoàn quân CSVN từ BMT tràn xuống.
Sau đó Thếu tá Phạm Huấn đến gặp Đại tá Trịnh Tiếu, trưởng Pḥng t́nh báo Quân đoàn 2 ( Đang theo đoàn quân của Sư đoàn 23 BB chuẩn bị tái chiếm Ban Mê Thuột ). Không ngờ Đại tá Trinh Tiếu nhờ Phạm Huấn báo lại cho Tướng Phú :
“Hiện có 4 sư đoàn Cọng sản Bắc Việt trong vùng. Đó là các sư đoàn F.10, 320, 968, 316 và các trung đoàn Pháo, Chiến xa, Pḥng không” ( Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, trang 127 ). Một sư đoàn có khoảng 10.000 quân.
Trong khi đó tại Khánh Dương chỉ có độc nhất Tiểu đoàn 231 ĐPQ/VNCH. Một tiểu đoàn có khoảng 500 người
Năm 1975, ngày 16-3, lúc 9 giờ 15 sáng, Tiểu đoàn 231/ĐPQ đang trên đường hành quân tới mục tiêu Đồi 519 th́ nhận được lệnh mới : Tập trung hướng tiến của toàn tiểu đoàn về hai bên quốc lộ 21, tiến theo thế chân vạc để tiếp cận cầu 36 là nơi t́nh nghi có địch bố trí chận viện. Đúng 1 giờ 30 sẽ có hai phi tuần thả bom CBU xuống khu vực Đồi 519, sau trận bom th́ TĐ 231 sẽ tiến vào khu vực vừa bị bom để thông đường và bắt tay với Sư đoàn 23 BB từ đồn Chu Cúc tiến xuống.
Diển tiến hành quân
Ngày 16-3,
Lúc 10 giờ 30, cánh quân của Đại đội 1 ( một đại đội khoảng 100 người ) cho biết đă tới khu vực đụng độ giữa Tiểu đoàn 250 ĐPQ và quân CSVN vào 3 ngày trước. Quân ta t́m gặp rất nhiều binh sĩ của TĐ 250 ĐPQ bị thương nhưng c̣n sống, họ năn nỉ khiêng họ về ( Cùng là dân Phan Rang quen biết nhau ). Tuy nhiên Đại đội nhận được lệnh gấp rút tràn xuống triền đồi để tránh pháo v́ nơi đó đă được quân CSVN điều chỉnh pháo binh ( Thực ra Trưởng ban 3 không muốn cứu thương binh bởi v́ rồi đây chưa chắc lính trong Tiểu đoàn đă lo nổi an toàn cho chính bản thân của họ ).
– Lúc 10 giờ 45, Tiểu đội t́nh báo của BCH Tiểu đoàn báo cáo đă đến chân cầu 36 là nơi đụng độ giữa Đại đội Trinh sát Tiểu khu KH và quân CSVN hai ngày trước. Có cờ trắng phất dưới chân cầu. Đại đội 3 tiến vượt qua khỏi cầu 36 để án ngữ mặt trước, Đại đội chỉ huy tiến tới chân cầu 36 để tiếp nhận 32 binh sĩ từ BMT chạy về. Đa số thuộc Tiểu đoàn 231 Pháo binh của Sư đoàn 23 BB/ VNCH.
Trưởng ban 3 Tiểu đoàn 231/ĐPQ nhận ra trong số 32 người có Trung úy Pháo binh Phạm Ngọc Phụng là bạn học thời trung học. Trung úy Phụng cho biết tin tức nóng hổi về bố trí của quân địch tại khu vực giữa Chu Cúc và 519. Như vậy là địch chỉ chốt chận tại mặt Quốc lộ và phía bắc Quốc lộ, riêng mặt Nam Quốc lộ sát núi, địa thế hiểm trở, cho nên quân CSVN không có địa thế để bố trí bộ binh chặn địch mà chỉ chặn bằng sơn pháo 75 ly, v́ vậy toán quân đào thoát đă đi lẫn trong đêm qua ngă phía Nam của Quốc lộ.
Tiểu đoàn 231/ĐPQ báo về BCH hành quân. Sau khi được biết trong toán quân đào thoát có 2 sĩ quan pháo binh tại Phi trường Phụng Dực cho nên BCH hành quân cho xe lên đón đoàn di tản để lấy tin tức về t́nh h́nh của Trung đoàn 53 BB tại Phụng Dực cũng như Trung đoàn 44 và 45 tại Phước An.
– Lúc 11 giờ 30 Đại đội 1 bị pháo vào giữa đội h́nh phải tản về phía sau. Vị trí đặt pháo dưới chân đồi 519. Tiểu đoàn 231/ĐPQ gọi pháo binh phản pháo và chấn chỉnh lại đội h́nh của Đại đội 1. Có 7 binh sĩ chết và 15 bị thương. Số bị thương được đưa ra quốc lộ để tản thương bằng xe GMC cơ hữu của Tiểu đoàn, không có hộ tống, không có lính cứu thương hay phương tiện cứu thương.
Lúc 11 giờ 45 Tiểu đoàn 231 nhận được lệnh dừng lại bố trí chứ không tiến thêm nữa. Lúc này c̣n cách đồi 519 khoảng 5 cây số. ( BCH hành quân nhận được tin của máy bay quan sát cho biết xe tăng của quân CSVN xuất hiện phía Bắc khu vực hành quân của Tiểu đoàn 231/ĐPQ )
Lúc 1 giờ 30, 2 phi tuần A.37 thả 2 trái bom CBU và 4 trái bom 500 cân xuống khu Đồi 519 nhưng Tiểu đoàn 231 lại nhận được lệnh gấp rút thối quân về phía sau. Sau này mới được biết là quân CSVN ( Trung đoàn 95 B biệt lập, một trung đoàn khoảng 2.500 người ) có xe tăng hỗ trợ đang tràn xuống từ phía Đông Bắc đồi 519.
Lúc 3 giờ chiều, Tiểu đoàn 231/ĐPQ nhận được lệnh rút về điểm xuất phát ( BCH/ Chi khu Khánh Dương ). Trên đường rút về Tiểu đoàn gặp một toán thám báo ( 8 người ) của Nha kỹ thuật tiến ngược về phía cầu 36.
Lúc 5 giờ 30 chiều, Tiểu đoàn 231 bố trí pḥng thủ tại Buôn M’Dung, ngang cầu 31. Lúc này tại cầu 31 lù lù một chiếc trực thăng bị bắn bể kính đang đậu nghiêng trên mặt đường. Đây là chiếc trực Thăng chở Tướng Lê Trung Tường bị trúng đạn phải đáp khẩn cấp.
Đồng thời trong khuôn viên BCH Chi khu Khánh Dương xuất hiện cột ăng ten siêu tần số. Có nghĩa là BTL Sư đoàn 23 đang đóng tại đó ( Đại tá Đức làm Tư lệnh thay cho Tướng Tường ). Trong khi đó BCH tiền phương của Tiểu khu Khánh Ḥa rút về, giao việc điều động chiến trường Khánh Dương cho Sư đoàn 23 BB.
Ngày 17-3,
Tiểu đoàn 231/ĐPQ lại nhận được lệnh hành quân y như lệnh hành quân ngày 15-3, nghĩa là dàn hàng ngang suốt thung lũng Khánh Dương, tiến về phía Tây để thăm ḍ bố trí của địch. Nhưng người ra lệnh là Trung tá Nguyễn Văn Ba, Tiểu khu phó Tiểu khu Ninh Thuận, chứ không phải là Bộ chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 23 BB.
Lư do là v́ BTL Quân đoàn tưởng rằng tại Khánh Dương có 2 tiểu đoàn tăng phái của Tiểu Khu Ninh Thuận ( khoảng 1.000 ) cho nên người ta điều động ông Tiểu khu phó Ninh Thuận lên ngồi tại BCH hành quân để chỉ huy 2 tiểu đoàn của Ninh Thuận. Người ta không biết tại Khánh Dương chỉ c̣n 1 tiểu đoàn của Ninh Thuận với quân số ban đầu là 377 người ( Bất khiển dụng 126 người. Qua trận pháo sáng ngày 16 chỉ c̣n 355 người.), c̣n Tiểu đoàn 250/ĐPQ đă bị hoàn toàn tan ră 5 ngày trước đó.
Giờ đây chiến trường Khánh Dương được bàn giao cho Sư đoàn 23, nhưng BCH hành quân Sư đoàn đóng tại Phi trường Khánh Dương lại không có lực lượng nào để điều động, toàn bộ lực lượng của Sư đoàn 23 BB đang nằm tại Phước An nhưng liên lạc lúc được lúc không bởi v́ các máy PRC.25 tại Phước An không liên lạc tới Khánh Dương.
Vả lại t́nh h́nh các đơn vị BB tại Phước An đang trong t́nh trạng dần dần tan ră. Lúc đó tại Khánh Dương chỉ c̣n duy nhất TĐ 231/ĐPQ của Tiểu khu Ninh Thuận cho nên Trung tá Nguyễn Văn Ba, Tiểu khu phó Ninh Thuận, phải ở lại để chỉ huy 1 Tiểu đoàn của Ninh Thuận. Chỉ có một ḿnh ông với một người sĩ quan hành quân và 2 lính truyền tin. Do đó ông đành phải dở lại lệnh hành quân trước đây của Tiểu khu Khánh Ḥa để tiếp tục điều động Tiểu đoàn 231 ĐPQ. Để có thêm quân số điều hành như một BCH hành quân, Trung tá Ba giữ lại sĩ quan tiền sát pháo binh ( Trung úy Thịnh ) mà trước đó đă được Tiểu khu Ninh Thuận chỉ định đi theo Tiểu đoàn 231/ĐPQ để làm tiền sát viên pháo binh.
Theo sổ tay chiến trường của Thiếu tá Phạm Huấn th́ quân số của Sư đoàn 23 BB vào chiều ngày 17-3 như sau : Trung đoàn 45 c̣n 200 người, Trung đoàn 44 khoảng 300 người ( Do Trung tá Ngô Văn Xuân chỉ huy ). Bộ tư lệnh Sư đoàn đặt tại Đồn Chu Cúc 42 người. Hậu trạm Sư đoàn tại Chi Khu Khánh Dương 6 người. Tổng cộng 548 người, trong khi quân số nguyên thủy của Sư đoàn là 10.000 người. Dĩ nhiên 548 người này chỉ là những quân nhân bị tan hàng, không thể tiếp tục chiến đấu, ngoại trừ Đại đội Trinh sát ( khoảng 100 người ) của Trung đoàn 44 BB .
Lúc 8 giờ sáng, Tiểu đoàn 231/ĐPQ lại xuất phát lần thứ hai, tiến về hướng BMT.
Lúc 1giờ 30, Đại đội 3 bị lọt vào trận địa pháo, nguyên quả đồi biến thành một đám bụi nám đen. Có 37 người vừa bị chết vừa bị thương phải bỏ lại trận địa, số c̣n lại rút về vị trí của BCH Tiểu đoàn. Đại đội 2 đi sau BCH Tiểu đoàn lên thế vị trí của Đại đội 3.
Lúc 2 giờ 30, một phi tuần A.37 đánh bom trúng đoàn xe tăng của quân CSVN hai chiếc bị cháy, cách vị trí của Đại đội 4 ba cây số về hướng đông Bắc ( Rẫy Ông Kỳ ). Mười lăm phút sau một phi tuần A.37 khác thả bom vào khu vực có 2 chiếc tăng bị cháy. 5 phút sau lại có một phi tuần A.37 đánh bom tại khu vực Rẫy Ông Kỳ ( Nông trại trồng khoai ḿ của Tướng Nguyễn Cao Kỳ, cách quận Khánh Dương khoảng 15 cây số về hướng Đông Bắc). Đoàn xe tăng bị toán thám báo của Nha Kỹ thuật phát hiện.
Lúc 3 giờ chiều, lại thêm 1 phi tuần A.37 vào vùng có xe tăng nhưng lúc đó phi cơ quan sát không thấy ǵ thêm, BCH hành quân yêu cầu TĐ 231 cho tọa độ một vị trí t́nh nghi có địch để 2 phi cơ A.37 giải tỏa bom đạn.
Lúc 5 giờ chiều, Đại đội 4 báo cáo 2 xe tăng của CSVN xuất hiện ở phía Rẫy Ông Kỳ, cách Đại đội 3 cây số về hướng Tây. Trưởng ban 3 Tiểu đoàn chiếu ống ḍm về phía tọa độ mà Đại đội 4 vừa cho th́ không thể nào xác nhận được v́ sương chiều xuống quá nhiều, cảnh vật ch́m trong mầu khói lam nên không phân biệt được trong khi đó quyền Đại đội trưởng Đại đội 4 ( Thiếu úy Thanh ) không có mang theo ống ḍm. BCH hành quân theo dơi trên máy vô tuyến biết được ĐĐ 4 phát hiện xe tăng th́ yêu cầu Trưỏng ban 3 Tiểu đoàn cho tọa độ để gọi máy bay, kể cả cho tọa độ phỏng chừng. Tuy nhiên Tiểu đoàn không thể nào xác nhận chính xác được.
Ngày 18-3,
Tiểu đoàn 231/ĐPQ tiếp tục tiến về hướng BMT, nhưng chỉ di chuyển dưới khe chứ không chiếm lĩnh các ngọn đồi.
Lúc 1 giờ trưa Đại đội 4 báo cáo đă thấy vị trí bố trí quân của CSVN. Trưởng ban 3 Tiểu đoàn nh́n qua ông ḍm thấy một số ụ tranh ngụy trang nằm sắp lớp một khoảng dài mấy trăm thước bên một đường đất đỏ, nghi là vị trí độn thổ phục kích của quân CSVN bèn kêu pháo binh bắn 5 tràng điều chỉnh, sau đó xin 20 tràng bắn hiệu quả. Không ngờ nghe trên máy tiếng của Trung tá Ngô Quư Hùng, Tham mưu trưởng BCH hành quân, ra lệnh mỗi lần bắn hiệu quả là 100 tràng, 200 tràng chứ không cần phải tiết kiệm đạn. Tiểu đoàn 231 gọi 200 tràng.
Tưởng đâu 200 tràng là 1.200 quả ( 6 khẩu ), không ngờ pháo binh bắn 2.400 quả ( 12 khẩu ), mới đầu c̣n thấy xác người tung lên không, sau đó cả một quả đồi ch́m trong làn khói đen mù mịt. ( Trước đây tại Khánh Dương chỉ có 1 pháo đội pháo binh diện địa của Tiểu khu Khánh Ḥa gồm 2 khẩu 155 ly và 4 khẩu 105 ly. Giờ đây mới tăng cường thêm 1 pháo đội của Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh ).
Sau khi tan khói pháo, Đại đội 4 cho quân thám sát vị trí vừa bị pháo mới hay rằng những ụ tranh là những mồ chôn xác quân CSVN, khoảng gần 300 xác ( Tính theo số ụ tranh trông thấy trước khi bị pháo : 1 ô 30 ụ, có khoảng 10 ô ). Những xác này bị đạn pháo binh tung lên không trông giống như thân thể người mới bị pháo. Có lẽ đây là số bị chết do trận bom CBU ngày hôm qua ( V́ nghi là độn thổ phục kích nên Tiểu đoàn gọi tác xạ bằng đầu đạn nổ chậm, viên đạn chui xuống dưới đất mới nổ )
Chú giải : Trước đó BTL/Quân đoàn 2 giao cho Đại tá Đức làm Tư lệnh Sư đoàn 23 thay thế Tướng Lê Trung Tường. Và cũng giao cho Đại tá Đức làm Tư lệnh chiến trường Khánh Dương, với lực lượng là BCH/ Trung đoàn 44 BB thuộc Sư đoàn 23 BB với 1 Tiểu đoàn, cùng với Đại đội Trinh sát Sư đoàn 23 BB đang đóng tại Phước An và Chu Cúc, phía Tây của Đồi 519 ( Ranh giới giữa Đắc Lắc và Khánh Ḥa ). Cùng với một số đơn vị nhỏ của Trung đoàn 45 BB bị tan hàng tại BMT.
Ngoài ra Đại Tá Đức cũng chỉ huy luôn Chi khu Khánh Dương và lực lượng ĐPQ đang có mặt tại phía Đông của Đồi 519 là các Tiểu đoàn của Khánh Ḥa và Ninh Thuận ( Sự thực chỉ c̣n duy nhất 1 tiểu đoàn của Ninh Thuận là TĐ 231/ĐPQ với quân số chỉ c̣n 318 người sau hai trận pháo ngày 16 và 17-3 ). Và v́ Đại tá Đức không có bộ tham mưu cho nên tạm thời Trung tá Ngô Quư Hùng, Tham mưu trưởng Tiểu khu Khánh Ḥa, giữ nhiệm vụ Tham mưu trưởng BCH Hành quân của Đại tá Đức với ban tham mưu là một số sĩ quan của Pḥng hành quân Tiểu khu Khánh Ḥa..
Trong khi đó Trung đoàn 40 ( khoảng 2.500 người ) của Sư đoàn 23 BB. Trung đoàn trưởng là Trung tá Nguyễn Thành Danh đă nhận được lệnh từ B́nh Định di chuyển lên Khánh Dương, Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 40 ( khoảng 500 người ) và pháo đội Pháo binh của Trung đoàn ( 6 khẩu 105 ly ) đến Khánh Dương vào sáng ngày 17-3. Trung đội 1 của đại đội 4/TĐ 2 BB do Chuẩn úy Lê Minh Quang chỉ huy được trực thăng bốc lên thả tại Đồn Chu Cúc để chuẩn bị hoạt động thám báo chung quanh Chu Cúc, dọ đường tiến xuống Đồi 519.
Lúc 10 giờ 30 đêm, Đại đội 4/TĐ 231 tại khu vực nghĩa địa CSVN báo cáo có dấu hiệu địch hoạt động áp sát vị trí của Đại đội. Tiểu đoàn chỉ thị Đại đội âm thầm lùi về phía sau 1 cây số, lựa vị trí tốt để chuẩn bị đối phó với trận tấn công có thể xảy ra vào sáng sớm ngày mai, trước khi rút lui th́ gài lựu đạn tại chỗ để ngừa địch bám theo. Tiểu đoàn gởi về BCH hành quân hỏa tập tiên liệu ngay tại khu vực mà Đại đội 4 vừa rút đi. Đồng thời cũng cho lệnh Đại đội 1 âm thầm rút lui 1 cây số như Đại đội 4, hỏa tập tiên liệu trước pḥng tuyến của ĐĐ 1 cũng được chuẩn bị sẵn.
Trong khi đó Đại đội 2 di chuyển trong đêm, tạt về hướng Bắc của Đại đội 4, nhường điểm vừa rút làm điểm dự trù cho Đại đội 4 rút về nếu bị tấn công, lúc đó ĐĐ2 sẽ trở thành lực lượng yểm trợ cho ĐĐ 4 lui binh.
Chú giải : Cũng trong ngày này, ngày 18-3-1975, trên các tần số vô tuyến của chiến trường Khánh Dương vắng tiếng chỉ huy của Thiếu tướng Phạm Văn Phú bởi v́ 9 giờ sáng Bộ TTM chuyển cho ông tin dơm rằng Sư đoàn 320 CSVN đă đuổi kịp đoàn di tản và đang chuẩn bị pháo vào dân. Tướng Phú đành phải bỏ chiến trường Khánh Dương để bay ra Phú Bổn.
Lúc 10 giờ 45, tại Phú Bổn, Tướng Phú ra chỉ thị cho Tướng Cẩm, tướng Tất và t́m Đại tá Lư cùng với Bộ tham mưu Quân đoàn 2 nhưng t́m không ra. 11 giờ 20 Tướng Phú quay về Nha Trang. Tới 3 giờ chiều Tướng Phú tiếp Tướng Trần Thiện Khiêm tại Nha Trang. Đến 5 giờ 40 chiều đích thân Tướng Phú bay ra Phú Bổn t́m bốc Đại tá Lư và Bộ tham mưu của Lư. Đồng thời ra lệnh cho quân đội bỏ xe tăng và súng đại bác để băng rừng về Phú Yên.
Trong khi đó tại chiến trường Khánh Dương, từ giữa trưa bắt đầu xảy ra đụng độ ác liệt giữa TĐ. 231 VNCH và quân CSVN. Tướng Phú không thể phân thân ra chỉ huy cả 2 chiến trường cùng một lúc.
BÙI ANH TRINH
TRẬN KHÁNH DƯƠNG NGÀY THỨ 4 VÀ THỨ 5
Ngày 19-3, lúc 5 giờ sáng, băi lựu đạn gài trước pḥng tuyến của ĐĐ1 phát nổ, Tiểu đoàn gọi 200 tràng ( 2.400 trái ) vào hỏa tập tiên liệu.
Lúc 5 giờ 15, vị trí của Đại đội 4 bị pháo và băi lựu đạn gài trong đêm cũng phát nổ, Tiểu đoàn gọi 200 tràng vào hỏa tập tiên liệu.
Lúc 6 giờ sáng, ĐĐ 4 bị tấn công nhưng lực lượng tấn công rời rạc. ĐĐ 4 tiếp tục rút nhanh về phía sau trong khi ĐĐ 2 báo cáo quân địch đuổi theo ĐĐ 4 rất đông. Tiểu đoàn gọi 200 tràng nữa chận phía sau ĐĐ 4 theo hướng dẫn của ĐĐ 2. Quân CSVN chựng lại giữa băi trận địa pháo của VNCH. Đại đội 2 được lệnh rút về phía sau ngang với vị trí của ĐĐ 4. Quân của Đại đội 4 chỉ bị tổn thất 7 người.
Lúc 8 giờ sáng, ĐĐ 1 cho quân thám sát vị trí trận địa pháo nhưng toán thám sát bị pháo 75 ly của quân CSVN. Cùng lúc đó 1 phi tuần A.37 lên yểm trợ cho TĐ 231 ĐPQ được phi cơ quan sát hướng dẫn thả bom vào vị trí đặt pháo đồng thời báo cho biết nhiều toán quân CSVN từ khu vực bị bom đang chạy ngược về phía Tây. Đợi phi cơ rời vùng, Tiểu đoàn 231 gọi 100 tràng vào vị trí mà phi cơ quan sát chỉ điểm.
Lúc 10 giờ sáng, Đại đội 2 di chuyển về phía sau vị trí của BCH/ Tiểu đoàn để lập tuyến án ngữ chặn hậu trong trường hợp Tiểu đoàn lui binh, ĐĐ 3 lên thế vị trí của ĐĐ 2, lúc này quân số của ĐĐ 3 chỉ c̣n một nửa
Lúc 3 giờ chiều, ĐĐ3 phát hiện trong đám rừng cây trước mặt có dấu hiệu cờ trắng, sau đó có vài người dân cầm cờ trắng ra phất trước đám rừng, Thiếu úy Phúc, Đại đội phó, xin được ra đón dân; Tiểu đoàn không đồng ư, phải cho vài người ra trước pḥng tuyến ra hiệu cho dân chạy về hướng của ḿnh.
Nhận được hiệu cho phép của quân VNCH, khoảng 200 người dân Ban Mê Thuột từ trong rừng chạy ùa về phía quân VNCH, đích thân Thiếu úy Phúc dẫn quân ra trước cửa rừng đón dân. Không ngờ phía sau dân là quân CSVN, họ nổ súng thẳng vào đội h́nh của ĐĐ3 . Quân ĐĐ3 buộc ḷng phải nổ súng vào cả dân để chận quân CSVN đang tràn tới, cả đám dân chạy ngược lại khu rừng phía bên kia.
Một số quân CSVN cố gắng tràn tới nhưng bị bắn hạ, một số c̣n lại chạy theo dân để trở lại phía bên kia. Ngay khi đó đại bác 57 ly, 75 ly và súng cối 61 ly của quân CSVN từ trong rừng phía bên kia bắn tràn ngập vào vị trí của ĐĐ3. Đại đội hoàn toàn tan ră, riêng Thiếu úy Phúc bị thương ở chân nhưng vẫn chạy được. Mọi việc diễn ra trước ống ḍm của Trưởng ban hành quân Tiểu đoàn 231 ĐPQ.
Tiểu đoàn gọi về BCH hành quân để hỏi ư kiến v́ có dân trong đám rừng của quân CSVN. Lệnh của BCH hành quân ( Trung tá Ngô Quư Hùng ) là bắt buộc phải phải tiêu diệt cả khu rừng. Tiểu đoàn gọi 200 tràng. BCH trách là sao kêu ít như vậy? Trưởng ban 3 Tiểu đoàn cho biết để xem 200 tràng ( 2.400 trái ) ra sao cái đă, rồi sẽ kêu tiếp. Tuy nhiên sau khi khói tan th́ cả khu rừng rộng gấp 4 cái sân banh chỉ c̣n như là một đống rác toàn màu khói đen và màu bụi đỏ (sic).
Lúc 6 giờ 15, đến phiên BCH tiểu đoàn 231 ĐPQ lọt vào trận địa pháo của quân CSVN, nguyên Tiểu đội t́nh báo và Trung đội truyền tin bị tiêu diệt ngay loạt đạn đầu. Thiếu úy Đại đội phó Đại đội Chỉ huy Nguyễn Ngọc Ḥa tử trận.
Cùng lúc đó ĐĐ4 báo cáo đang bị tràn ngập. Lúc này trời nhá nhem tối, đây là lần đầu tiên có chuyện tấn công lúc trời mới tối, hoàn toàn khác với thông lệ từ trước tới giờ, có lẽ ĐĐ 4 chọn điểm đóng quân đêm trùng với điểm di quân của quân CSVN ( tao ngộ chiến ), quân CSVN đông hơn và ra tay trước.
Lúc 10 giờ đêm, tổng số quân gom lại được của BCH và Đại đội chỉ huy Tiểu đoàn là 28 người, hy vọng sáng mai sẽ có thêm người thất lạc t́m về. Cũng lúc đó ĐĐ4 cho biết là gom được 47 người, hy vọng sẽ có thêm vào sáng mai.
Ngày 20-3, lúc 6 giờ sáng, Đại đội 1 bị lọt ổ phục kích trên đường di chuyển về phía BCH Tiểu đoàn. Quân số địch khoảng 1 tiểu đoàn. Không thể gọi Pháo binh v́ ta và địch ở trong thế cài răng lược. Đại đội trưởng cho biết ông cùng với khoảng 1 chục binh sĩ đang chạy tháo về phía sau. Đợi 15 phút cho toán quân đang tháo chạy đă cách xa điểm chạm súng một khoảng an toàn, Tiểu đoàn gọi 200 tràng vào ngay vị trí của ta và địch trước đó 15 phút. Sau đó gọi 200 tràng bắt đầu từ nơi chạm địch rải về phía Tây, tức là trên đường quân CSVN rút về.
Lúc 8 giờ, kiểm điểm quân số BCH Tiểu đoàn và Đại đội chỉ huy, có thêm 10 người chạy lạc trong đêm đă nhập lại đơn vị. Trong khi đó ĐĐ 4 đang trên đường di chuyển về hướng BCH Tiểu đoàn, quân số của Đại đội vẫn là 47 người, không có ai về thêm.
Lúc 11giờ 30, toán 12 người của ĐĐ1 về đến BCH Tiểu đoàn. Toàn bộ BCH Tiểu đoàn rút về phía sau vị trí của ĐĐ2. Lúc này ĐĐ3 và ĐĐ1 đă bị xóa sổ. Đại úy Đại đội trưởng ĐĐ3 dẫn được vài người sống xót nhập vào ĐĐ4. Đại úy đại đội trưởng ĐĐ3 ( Lư ) nhận được lệnh chỉ huy luôn cả số quân c̣n lại của ĐĐ 4. Trước đó ĐĐ4 do Thiếu úy Đại đội phó ( Thanh ) chỉ huy; Đại úy Đại đội trưởng ( Châu ) đi phép trước khi hành quân.
Lúc 2 giờ chiều Đại đội 4 về ngang vị trí pḥng thủ của ĐĐ2. Được lệnh tiếp tục di chuyển về phía sau của BCH Tiểu đoàn để án ngữ chặn hậu trong trường hợp BCH Tiểu đoàn và ĐĐ2 lui binh.
Lúc chiều tối, ĐĐ2 của Tiểu đoàn 231/ĐPQ bị pháo nhưng không chính xác, vị trí bị pháo cách vị trí của đại đội 500 mét. Tiếng nổ cho thấy là đạn cỡ 130 ly hay 122 ly chứ không phải là đại bác không giật 82 ly và sơn pháo 75 ly như trước đây. Tiếng súng “đề pa” nghe rất xa cho nên không thể nào xác định được vị trí đặt pháo để gọi phản pháo.
Sau khi biết vị trí pḥng ngự đă bị lộ, BCH Tiểu đoàn và ĐĐ2 chuẩn bị rút lui về phía sau, gởi hỏa tập tiên liệu để dự pḥng quân CSVN sẽ tấn công vào sáng sớm ngày mai. Nhưng ngay khi đó lại nhận được lệnh bàn giao khu vực hành quân cho Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 40 BB thuộc Sư đoàn 22 BB/VNCH.
Như vậy là đă
hoàn thành tốt đẹp giao hẹn 3 ngày cầm chân địch. Giao hẹn có 3 ngày nhưng nay đă hết ngày thứ 5. Cũng sau ngày này th́ Trung đoàn 25 CSVN và Trung đoàn 95B /CSVN không c̣n được nhắc tới trong lịch sử trận chiến “Mùa Xuân 1975”.
Lúc 8 giờ tối, Tiểu đoàn 2/40 BB ( Thiếu tá Tốt ) vào tần số liên lạc với TĐ 231, xin xác nhận điểm đứng của BCH 231 để tới gặp và bàn giao vị trí. Qua trao đổi giữa ông và Trưởng ban hành quân TĐ 231 th́ có vẻ như ông không tin điểm đứng hiện tại của 231 là thật ( Nghi rằng báo cáo dối chứ sự thực phải ở phía sau xa ). Tiểu đoàn 231 xác nhận đó là vị trí đang đóng quân thật sự.
Lúc 10 giờ đêm, Tiểu đoàn trưởng TĐ 2/40 BB cùng với Trung úy Trưởng ban hành quân và hai binh sĩ đến gặp Tiểu đoàn trưởng 231/ĐPQ ( Thiếu tá Nguyễn Duy Hoàng ). Thiếu tá Tốt đă nhận được đầy đủ thông tin tại chiến trường, ông và vị sĩ quan Trưởng ban 3 của ông rất tự tin, cho biết sáng mai ông sẽ lấy vị trí này làm tuyến pḥng thủ trên cùng để chặn đoàn quân CSVN từ BMT tràn xuống. Hai bên trao đổi trong đêm tối và chỉ dẫn bản đồ dưới ánh đèn pin. Thiếu tá Tốt cũng cho biết là
quân Dù đă lên tới đèo M’Drak vào chiều hôm qua.
Cùng lúc đó Đại đội Trinh sát của Trung đoàn 40 BB vào tần số để bắt liên lạc, tiếp nhận vị trí của Đại đội 4/231 ĐPQ.
Ngày 21-3, lúc 6 giờ sáng. Tiểu đoàn 231 ĐPQ chào giả từ Tiểu đoàn 2/40 BB để rút về tuyến sau ( BCH Chi khu Khánh Dương ).
Lúc 11 giờ 30, Tiểu đoàn 231 về tới vị trí của BCH hành quân tại Buôn M’Dung. Quân số c̣n không tới một nửa ( Khoảng 180 người, bởi v́ các đại đội thay đổi báo cáo liên tục, có một số rời đại đội để vào bệnh xá hoặc lên phi cơ tản thương do bi thương nhưng cố lết về tới nơi, một số khác được tản thương trong 3 ngày trước nhưng chỉ bị thương nhẹ nên nhập trở lại đơn vị. Trong số mới nhập đơn vị có 1 sĩ quan và 3 binh sĩ mới đi phép về ).
Lúc 12 giờ trưa, toàn tiểu đoàn nghỉ ngơi tắm giặt và nhận lương khô
Lúc 12giờ 15 trưa, phi trường Khánh Dương bị tấn công. Quân CSVN pháo vào phi trường và BCH Chi khu khoảng vài chục trái 82 ly và 57 ly, sau đó khoảng 2 đại đội từ trong chân núi tràn vào hàng rào phi đạo. Trước đó họ đă âm thầm thanh toán Trung đội Nghĩa quân chốt tại chân núi ( Toàn là người sắc tộc Miền Núi, có lẽ họ đă ngă theo quân CSVN ).
Khi vừa bị pháo kích, khoảng 35 chiếc trực thăng và L.19 tại phi trường đồng một loạt bay lên lánh nạn, vô t́nh 2 tiểu đoàn CSVN đang chuẩn bị tấn công phi trường làm mồi cho trực thăng vơ trang ( Lực lượng CSVN không có súng pḥng không, có lẽ đây là 2 trong số 4 tiểu đoàn địa phương của Tỉnh đội CSVN tại Khánh Ḥa ). V́ có sẵn quá nhiều đạn cho nên các trực thăng rưới đạn như mưa vào khu rừng dọc chân núi chạy song song với phi đạo. Không ai ngờ là quân CSVN nằm chết la liệt trong rừng mà tới chiều tối mới phát hiện được.
Sau nửa tiếng náo loạn, các phi cơ lại đáp trở xuống phi trường để ứng trực cho chiến trường. Toán quân CSVN tràn vào hàng rào phi đạo đă chạy ngược vào rừng, một số ngă chết giữa đường từ rừng tới phi đạo nhưng v́ BCH hành quân không c̣n lực lượng phản kích cho nên không ai nghĩ tới chuyện lục soát trận địa để kiểm tra kết quả tác xạ của trực thăng. Vả lại BCH hành quân đang cần thêm lực lượng để tăng cường pḥng thủ phi trường Khánh Dương nhưng không c̣n quân.
Chú giải : So lại với sổ tay chiến trường của Thiếu tá Phạm Huấn :
“12 giờ 15 phi trường Khánh Dương bị pháo. Một lực lượng địch chưa biết rơ quân số về cách phi trường Khánh Dương 1 cây số theo hướng Nam. Bộ tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh lùi thêm 10 cây cố về phía Nam Khánh Dương….” ( Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, trang 191 ).
“14 giờ 20 phút, Tỉnh trưởng Nha Trang báo cáo lực lượng chính Việt Cộng vẫn ở trên cây số 62 Quốc lộ 21. Phi cơ quan sát cho tin sai, không có Việt Cộng ở phi trường Khánh Dương…” ( trang 192 ).
BTL Quân khu 2 và Phạm Huấn nghĩ rằng quân CSVN tấn công phi trường Khánh Dương th́ phải tràn từ hướng Ban Mê Thuột xuống, nghĩa là phải đánh tan lực lượng của Sư đoàn 22 Bộ binh đang hành quân tại khu vực cây số 62. Cho nên khi nghe tin phi trường KD bị tấn công th́ Đại tá Lư Bá Phẩm, Tiểu khu Trưởng Khánh Ḥa, hỏi lại BCH hành quân tại Khánh Dương, BCH hành quân đă hỏi lại Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22 BB th́ Thiếu tá Tốt cho biết ông đang hành quân tại khu vực cây số 62 và t́nh h́nh tại đây đang yên tĩnh.
Do đó Đại tá Phẩm xác nhận lại với BTL QK 2 để bác bỏ tin quân CSVN từ BMT đă tới thị trấn Khánh Dương. Thực ra đây là do Phạm Huấn ( và cũng có thể là cả BTL Quân Khu 2 ) suy diễn sai : Phi cơ L.19 đă trông thấy quân CSVN tràn vào phi trường từ khu rừng phía
Nam BCH Chi khu KD chứ không phải trông thấy quân CSVN từ phía
Tây Bắc của BCH Chi khu. Nghĩa là quân tấn công không phải từ BMT tràn xuống , mà từ trong rừng Khánh Dương đánh ra. Phi cơ đă báo đúng, nhưng nhà báo Phạm Huấn suy diễn sai.
Cũng theo sổ tay chiến trường của Phạm Huấn :
“17 giờ , Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh được lệnh trở lại Khánh Dương chỉ huy, không được lùi thêm…” ( trang 192 ).
Nhưng sau đó 20 phút, cũng theo Phạm Huấn :
“17 giờ 20 phút, tin từ mặt trận Khánh Dương xác nhận toàn bộ sư đoàn F.10 Cọng sản Bắc Việt đă ở vùng cây số 62. Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 40 vừa giao tranh với một trung đoàn Cọng sản Bắc Việt. Quân ta hạ 2 xe tăng Bắc Việt ở 10 cây số Tây Khánh Dương. Gần 100 xác Việt Cộng bỏ lại chiến trường với vũ khí. Hai tù binh Cọng sản Bắc Việt bị bắt đă khai thuộc Sư đoàn F.10 Cọng sản Bắc Việt…” ( trang 192, 193 ).
Đọc qua đoạn ghi chép này của Thiếu tá Phạm Huấn th́ những nhà quân sự học buộc phải đánh dấu hỏi về mức khả tín của tài liệu do nhà báo Phạm Huấn ghi lại : Vào lúc 17 giờ th́ t́nh h́nh yên tĩnh đến nổi Tướng Phú ra lệnh cho Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 23 phải trở lại Khánh Dương. Nhưng 20 phút sau th́ 2 xe tăng Bắc Việt cháy, 100 xác địch bỏ lại chiến trường, hai tù binh bị bắt khai là thuộc Sư đoàn 10 CSVN (!).
Một chuỗi biến cố như vậy không thể nào diễn ra trong ṿng 20 phút, nhanh nhất phải là 2 tiếng, hoặc 3 tiếng đồng hồ. ( Sự thực là TĐ 2/40 đánh nhau với quân CSVN khoảng 2 giờ 30 trưa nhưng không hiểu v́ sao tới 5 giờ chiều Tướng Phú lại nhận được báo cáo Khánh Dương vô sự ).
Có thể giải đoán những khúc mắc khó hiểu này như sau :
Lúc 14 giờ 20, sau khi nhận được tin Phi trường Khánh Dương vô sự th́ Tướng Phú bay ra chỉ huy mặt trận Liên Tỉnh lộ 7. Đến 5 giờ chiều th́ ông về đến Nha Trang và ngồi nghe thuyết tŕnh diễn tiến hành quân tại chiến trường Khánh Dương. Việc đầu tiên là ông ra lệnh cho Đại tá Đức phải trở lại BCH/Chi khu Khánh Dương. Phạm Huấn có mặt tại pḥng thuyết tŕnh cho nên ông ta ghi vào sổ tay ( lúc 17 giờ ).
Sau đó các sĩ quan hành quân của BTL/QK 2 bắt đầu thuyết tŕnh về cuộc đụng độ giữa Tiểu đoàn 2/TrĐ 40 BB và quân CSVN từ 2 giờ 30 chiều. Và sau 20 phút thuyết tŕnh th́ tới đoạn tổng kết về kết quả của trận đánh. Lúc đó Phạm Huấn cũng ghi vào sổ tay ( lúc 17 giờ 20 ). Cho nên mới có chuyện là 17 giờ yên tĩnh và 20 phút sau th́ “2 xe tăng cháy, 100 xác chết, 2 tù binh”!
Lúc 3 giờ chiều, Toàn bộ Tiểu đoàn 231/ĐPQ được đặt dưới quyền điều động của Chi khu Khánh Dương, có nhiệm vụ pḥng thủ phi trường và BCH Chi khu thay thế cho Tiểu đoàn 272/ĐPQ đang pḥng thủ BCH Chi khu rút về Diên Khánh.
Đại đội 2/231 ĐPQ di quân vào án ngữ pḥng thủ bên khu rừng dọc chân núi phía Tây Bắc phi trường Khánh Dương ( Đỉnh núi có Cao độ 612 ). Thực ra Tiểu đoàn 231/ĐPQ chỉ c̣n 2 đại đội : Đại đội 2 c̣n nguyên vẹn như ngày đầu bởi v́ được dùng làm lực lượng yểm trợ phía sau BCH Tiểu đoàn, đại đội 4 c̣n một nửa sau trận tao ngộ chiến đêm 19-3, đại đội chỉ huy c̣n 1 nửa sau trận pháo đêm 19-3. Đại đội 1 và Đại đội 3 đă bị xóa sổ.
Lúc 4 giờ chiều Đại đội 4 và BCH/Tiểu đoàn chiếm lĩnh ngọn núi phía sau BCH Chi khu Khánh Dương ( Có cao độ 528, cũng thuộc dăy núi 612 ). Lúc này ĐĐ 4 do Đại úy Châu mới đi phép về chỉ huy. Đại đội trưởng ĐĐ 3 ( Lư ) chỉ huy Đại đội chỉ huy.
Lúc 4 giờ 15, Đại đội 2/ 231/ ĐPQ báo cáo trong khu rừng dưới chân núi có xác CSVN nằm la liệt, có khoảng 20 CSVN bị thương nhẹ xin đầu hàng, khoảng 10 bị thương nặng xin được cứu. Đây là toán quân thuộc 2 tiểu đoàn tấn công phi trường Khánh Dương lúc trưa đă bị trực thăng vũ trang tiêu diệt; số mạnh khỏe c̣n lại đă tháo chạy bỏ lại đồng bạn. Theo lời khai của họ th́ họ thuộc lực lượng cơ động tỉnh của Tỉnh đội Khánh Ḥa ( Tiểu đoàn địa phương ).
Lệnh của Chi khu trưởng Chi khu Khánh Dương ( Thiếu tá Trịnh Thanh B́nh ) là cứ bỏ mặc quân CSVN ở đó, cho họ thức ăn, nước uống; c̣n Đại đội di chuyển đi chỗ khác. Đại đội 2 báo cáo không thể nào pḥng thủ qua đêm tại khu vực đầy xác chết và cả người bị thương c̣n sống. Vả lại không thể biết được c̣n bao nhiêu quân CSVN có vũ khí đang c̣n lẩn quẩn trong rừng. Sau đó do sự nằn ń của Trung úy Đại đội trưởng Lê Bá Luyện ( Nguyên Trưởng ban hành quân Chi khu Khánh Dương, có thân t́nh với ông Chi khu trưởng ) Thiếu tá B́nh chấp thuận cho ĐĐ 2 di chuyển về ṿng đai pḥng thủ phi trường.
Lúc 8 giờ đêm, Trung đội 1 của ĐĐ 4 ( Chuẩn úy Đạo ) đụng độ với 1 toán quân CSVN giữa khu vực trách nhiệm của ĐĐ4 và BCH/TĐ, kết quả có 2 chết 2 bị thương nhưng toàn trung đội bị lạc nhau trong đêm tối. Thiếu úy Đại đội phó ( Thanh) dẫn 1 tiểu đội đi t́m gom lại Trung đội 1. Lúc này Đại đội 4 chỉ c̣n 2 trung đội.
TRẬN KHÁNH DƯƠNG NGÀY CHÓT
Ngày 22-3,
Lúc 7 giờ sáng, quân CSVN bắn sơn pháo 75 ly vào lô cốt trên đỉnh núi 528 của ĐĐ4, đồng thời pháo vào BCH/ TĐ 231. Đại úy Châu và 16 lính ĐĐ 4 chết ngay loạt đạn đầu, Thiếu úy Thanh dẫn số c̣n lại chạy tạt vế phía BCH Tiểu đoàn. Chuẩn úy Đạo chỉ huy trung đội bắn chận quân CSVN từ đỉnh 612 tràn qua.
Có thể đây là lực lượng quân địa phương của CSVN thuộc 2 tiểu đoàn đánh vào phi trường Khánh Dương vào chiều hôm qua. C̣n quân chính quy CSVN từ BMT vẫn c̣n cách BCH Chi khu Khánh Dương trên 5 cây số.
Cùng lúc 7 giờ sáng, quân CSVN pháo khoảng 1.000 quả đạn 130 ly vào phi trường Khánh Dương, đạn đạo bay xà qua đỉnh 528, nơi BCH/TĐ đóng quân, một số vướng đá nổ ngay trên đỉnh núi. Ống ḍm của Trưởng ban hành quân TĐ không nh́n thấy vị trí đặt súng của pháo binh CSVN ( v́ quá xa, đại bác 130 ly của CSVN bắn xa tới 28 cây số ).
Pháo binh VNCH xin Trưởng ban hành quân TĐ 231 xác định hướng bay của đạn đạo để các khẩu đội có thể áng chừng vị trí pháo binh của quân CSVN để phản pháo. Tuy nhiên theo quan sát của TĐ 231 th́ điểm nổ áng chừng của pháo binh VNCH c̣n cách quá xa vị trí đặt súng của CSVN, mặc dầu pháo binh VNCH đă bắn hết tầm.
BCH/ Tiểu đoàn 231 và BCH Chi khu Khánh Dương mất liên lạc với ĐĐ 2 đang giữ nhiệm vụ pḥng thủ phi trường.
Cùng lúc 7 giờ, Tiểu đoàn 2/40 của Sư đoàn 2 BB bị tấn công tràn ngập, ống ḍm của Trưởng ban 3 TĐ 231 từ trên đỉnh 528 thấy rơ quân CSVN dàn hàng ngang từ trên sườn núi tiến xuống truy kích quân của TĐ 2/40 BB/VNCH. Do v́ cả hai bên cùng bận áo trận màu xanh nên không thể điều chỉnh pháo binh để ngăn chặn đoàn quân đang đuổi theo. Vả lại đoàn quân đuổi phía sau cũng không nổ súng cho nên trên đỉnh núi cũng không chắc quân đuổi theo là quân CSVN, có thể cũng là một đoàn quân di tản thứ hai của TĐ 2/40 BB/VNCH.
Lúc 7 giờ 20, người lính mang máy của TĐ 2/40 VNCH vừa khóc vừa báo cho TĐ 231 là Thiếu tá Tốt đă tử trận ( Lúc đó 2 máy của 2 tiểu đoàn đang ở tần số liên lạc riêng để 231 hướng dẫn cho 2/40 biết hướng đuổi theo của quân CSVN, và máy truyền tin của pháo binh Trung đoàn 40 BB cũng đang ở trên tần số này để chuẩn bị bắn giải cứu cho 2/40 BB ). Pháo binh TrĐ.40 hỏi thăm về Trưởng ban hành quân Tiểu đoàn 2/40 nhưng ông này cũng đă tử trận.
Lúc 7 giờ 30, quân CSVN bắn khoảng 50 trái sơn pháo 75 ly vào vị trí của BCH Tiểu đoàn 231 và ĐĐ4. Toàn bộ Tiểu đoàn tan ră, mạnh ai nấy chạy xuống chân núi. Quân CSVN tiếp tục pháo 130 ly vào BCH Chi khu Khánh Dương.
Lúc 8 giờ Chi khu Khánh Dương di tản theo Quốc lộ về đèo M’Drak
Những người sống sót của Tiểu đoàn 231/ĐPQ di tản dọc theo sườn núi phía Bắc Quốc lộ để xuống đèo M’Drak
Lúc 3 giờ chiều, toán di tản đầu tiên về đến cầu 24 ( Trung tâm huấn luyện Lam Sơn ). Đến 10 giờ đêm vẫn có người tiếp tục về đến cầu 24.
Ngày 23-3,
Lúc 8 giờ sáng, tổng kiểm điểm quân số, Tiểu đoàn 231 về được 72 người, kể cả những người bị thương nặng, nhẹ. ĐĐ 2 là đại đội
c̣n nguyên tới ngày cuối cùng nhưng đă bị pháo binh CSVN tiêu diệt trong giờ cuối cùng. Đại đội trưởng Lê Bá Luyện và 4 người nữa c̣n sống sót.
*( Và 1 năm sau có một người thứ 73 trở về với gia đ́nh tại Văn Sơn, Phan Rang. Đó là Trung úy Đại đội phó Đại đội 2 Huỳnh Văn Hồng. Ông bị bắt ngày 23-3-1975 trên chốt đèo M’Drak.
Sau khi thẩm vấn, biết ông là sĩ quan của Tiểu đoàn 231, viên Thượng úy Tiểu đoàn Trưởng CSVN dẫn ông ra xa, bắt ngồi xuống một hố đá rồi bắn 7 phát đạn K.54 vào người của ông; 3 viên bắn ra ngoài, 4 viên trúng vào người nhưng không chết. Sau 1 năm ông mới gượng đi lại được và được CSVN cho về nhà để tiếp tục điều trị. Trong thời gian bị giam Trung úy Hồng hỏi thăm th́ mới biết người ta lầm Tiểu đoàn 231 ĐPQ với Tiểu đoàn 231 Pháo binh tại Phi Trường Phụng Dực, BMT.
Nguyên do ngày 10-3-1975, Trung đoàn 149 thuộc Sư đoàn 316/CSVN tấn công BCH Trung đoàn 53 BB/VNCH và Tiểu đoàn 1/53 tại phi trường Phụng Dực; nhưng cuộc tấn công bị thất bại nặng nề v́ quân 231/PB VNCH bắn đạn trực xạ vào lưng 2 tiểu đoàn CSVN đang tấn công.
Ba ngày sau, ngày 14-3 CSVN tập trung 2 trung đoàn c̣n lại của Sư đoàn 316/CSVN tấn công vị trí của Trung đoàn 53, nhưng lại bị pháo trực xạ nên phải rút lui.
Qua ngày sau, ngày 15-3, toàn bộ số quân c̣n lại của Sư đoàn 316 CSVN tập trung tấn công Căn cứ pháo binh, nhưng lần này th́ bị đạn chống biển người khiến cho Sư đoàn 316 bị xóa sổ. Chiều ngày 15-3, các trung đội Pháo binh 231 hết đạn và không c̣n tiếp tế nên hủy súng để di tản. Ba ngày sau, ngày 17, Sư đoàn 10/CSVN mới hạ được Trung đoàn 53 BB. Từ đó những quân nhân c̣n sống xót trong Sư đoàn 316 CSVN thâm thù quân 231/PB VNCH đến xương tủy ).
Năm 1975, ngày 23-3, lúc 10 giờ sáng, Đại tá Trần Văn Tự, Tiểu khu trưởng Ninh Thuận ra tại cầu 24, phát cho mỗi chiến sĩ 2.000 đồng và cho xe chở về Ninh Thuận
Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo sổ tay hành quân của
Trung úy Bùi Anh Trinh, Trưởng ban hành quân Tiểu đoàn 231/ĐPQ.
BÙI ANH TRINH
Vài lời chân t́nh của tác giả
Trưởng ban hành quân của Tiểu đoàn 231 ĐPQ chính là tôi, Trung Úy Bùi Anh Trinh. Hiện nay Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Duy Hoàng, Đại úy Đại đội trưởng ĐĐ chỉ huy Lương Văn Thông và tôi đang sinh sống tại Little Saigon, Cali. Thiếu tá Nguyễn Xuân Hớn đang sinh sống tại Boston USA. Trung tá Ngô Quư Hùng lâu nay sinh sống tại VN, ông từ chối đi Mỹ mặc dầu ông trải qua 13 năm trong trại tù. Ông vừa mới mất ngày 10 tháng 7 năm 2016.
Tiểu đoàn chúng tôi đă hoàn thành nhiệm vụ cầm chân quân CSVN từ Ban Mê Thuột tràn xuống Nha Trang. Thành công này là do chiến thuật “Pháo binh + Trinh sát bộ binh” của Thiếu tướng Phạm Văn Phú.
Quân CSVN bị chặn lại trong 5 ngày v́ pháo binh và phi cơ chứ không phải v́ 1 tiểu đoàn ĐPQ.
Người ngoài quân đội khó mà h́nh dung được tầm mức khủng khiếp của những tràng đạn đại bác mà chúng tôi đă sử dụng tại chiến trường Khánh Dương. Nhưng có một cách để so sánh dành cho người ngoài quân đội : Đó là năm 1954, trong suốt trận Điện Biên Phủ, 36 khẩu đại bác 105 ly của quân CSVN đă bắn tất cả 20.000 trái đạn vào quân Pháp tại ĐBP. Trong khi đó tiểu đoàn chúng tôi chỉ trong 1 ngày, như ngày 19-3, đă gọi tất cả 900 tràng, tức là 10.800 trái đại bác 105 và 155 ly vào đội h́nh tấn công của quân CSVN !
Từ trước tới nay trong sách hay các bài viết của ḿnh tôi không bao giờ đề cập đến chiến tích của cá nhân ḿnh bởi v́ tôi tự thấy không hay ho ǵ nếu đem đặt bên cạnh cái chết của 250 ngàn chiến hữu VNCH và 58 ngàn chiến hữu Hoa Kỳ. Riêng đối với gia đ́nh của 304 chiến hữu trong Tiểu đoàn 231/ĐPQ đă nằm lại tại chiến trường Khánh Dương th́ là một tội lỗi quá lớn của chính tôi.
Trong những năm tháng u ám ở trong tù tôi có dư th́ giờ để hối hận. Lúc quyết định chấp nhận hy sinh mạng sống của ḿnh tôi đă quyết định hy sinh mạng sống của 376 chiến hữu khác. Rốt cuộc th́ chúng tôi đă làm được ǵ? Tại sao tôi lại phải sống trong khi 304 người khác đă chết v́ quyết định vô ích của tôi ? Tệ hơn nữa, cái chết của 304 người kéo theo 304 gia đ́nh ! Nếu ngày đó tôi dẫn nguyên Tiểu đoàn bỏ chạy trong ngày đầu tiên th́ kết quả cũng đến như thế này mà thôi.
Tháng Tư năm 2012 trong một buổi ngồi nói chuyện ngoài quán cà phê với Thanh Toàn, phóng viên của đài SPTN, Thanh Toàn đă bất ngờ hỏi tôi :
“Anh đă làm ǵ trong những ngày tháng Tư năm 1975”. Tôi trả lời ngay mà không kịp suy nghĩ :
“Tôi chỉ biết hết ḷng hết sức làm theo những ǵ mà cấp chỉ huy của tôi mong nuốn. Và tôi nghĩ tôi đă làm hết sức của ḿnh rồi”.
Không ngờ lúc đó Thanh Toàn đă bật máy thu h́nh mà tôi không biết bởi v́ tánh tôi không ưa xuất hiện trước công chúng. Và rồi Thanh Toàn cũng đă lén đưa đoạn phim đó lên truyền h́nh mà không hỏi ư kiến của tôi. Sau khi phát h́nh xong, Thanh Toàn đưa cho tôi dĩa DVD và cười giả lả : “Bởi v́ em thấy anh trả lời dễ thương quá, bỏ qua rất uổng”.
Trước đó cũng tại quán cà phê đó tôi thường ngồi nói chuyện với nhà văn Cao Xuân Huy, chiến hữu TQLC. CXH thường thúc tôi viết lại trận Khánh Dương nhưng tôi nói với anh là tôi sẽ không viết bởi v́ nếu viết th́ trước tiên tôi phải vạch mặt những người đâm sau lưng chúng tôi. Đó là những người bận áo lính ngồi lê đôi mách chuyên môn bươi móc hoặc bịa đặt những điều xấu xa trong quân đội VNCH.
Hoặc những người bận đồ lính ngồi trong văn pḥng thổi ống đu đủ, bơm chúng tôi thành những ông thánh, những anh hùng không biết sợ chết là ǵ. Và hễ chúng tôi thua trận hoặc hơi lùi th́ họ cho là chết nhát (sic). Trong khi sự thực chúng tôi là con người cho nên chúng tôi cũng ham sống, sợ chết như ai. Đă đánh trận th́ có khi thắng có khi thua chứ không ai cầm thanh gươm mà nói chắc là ḿnh luôn luôn thắng.
Cao Xuân Huy cũng có kinh nghiệm buồn về cuốn sách “Tháng Ba Găy Súng” của anh. Có nhiều người ở trong quân đội VNCH nhưng chưa bao giờ được hân hạnh bắn một phát súng đă kết tội CXH là “Chuyên môn nói xấu các cấp chỉ huy”, “Nó làm như chỉ có ḿnh nó là anh hùng, c̣n tất cả là hèn nhát”, “Tại sao lại viết về mặt trái không đẹp của VNCH”, “Thua trận rồi đổ cho cấp trên làm ǵ nữa” v.v…Trong khi CXH chỉ nói lên
sự thật chua xót của những người lính bị bỏ rơi.
Tôi không sợ sẽ bị hiểu lầm như Cao Xuân Huy, nhưng tự sâu xa trong đáy ḷng tôi rất ngại phải khơi gợi lại một lỗi lầm mà ḿnh đă cố chôn vùi từ lâu. Ngoài ra, có thể người ta sẽ cho rằng tôi là một sĩ quan cấp nhỏ muốn đổ hết trách nhiệm cho “bọn to đầu” để cho sự thua trận của ḿnh khả dĩ “coi được”.
Tuy nhiên sau khi xem lại đoạn băng nói chuyện với Thanh Toàn tôi mới nhận ra là ngày đó ḿnh không c̣n một lựa chọn nào khác, cho dù kết quả rất bi đát nhưng ḿnh đă làm đúng. Ngược lại, nếu giờ đây tôi chôn vùi câu chuyện này vào dĩ văng th́ cái chết của Tướng Phú và 304 chiến hữu của tôi sẽ trở thành oan uổng. Từ đó tôi mới có ư định viết lại trận đánh với tất cả mặt trái đen tối của nó.
Nhưng rồi năm nay tôi được làm quen với người bạn nhỏ tuổi hơn là Châu Xuân Nguyễn. Châu đă nói với tôi
: “Cái cần là anh là người trong cuộc chiến, anh chỉ kể những huy hoàng và “amnesia” ( tự nhiên mất trí nhớ ) về mặt trái th́ ai trách anh đâu”. Nghe lời Châu tôi quyết định xóa bỏ những đoạn có dính dáng đến mặt trái đau xót mà tôi đă viết xong.
Vậy th́ xin lượng thứ nếu thấy trong bài tường thuật này tôi toàn nói tốt.
Và chúng tôi tự nghĩ, chúng tôi đă làm hết sức của ḿnh rồi
C̣n tiếp
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
|