– Long. Long… Ráng chịu đựng, tao đưa mày ra tầu… Ráng lên…
– Tao… Tao chịu hết được. Mày… Mày bỏ tao lại… Chạy đi… Chạy đi… Nhớ trả … trả thù cho tao… Chào… Chào các bạn. Vĩnh… biệt em. Vĩnh… biệt… Nhan… Nhan…
Long bị hai viên vào đầu, bốn phát vào ngực. Tôi nh́n sơ qua và chỉ biết có thế. Nhưng chắc c̣n nữa, ở bụng chẳng hạn… Tầm đạn địch đi sát mặt nước. Tôi ở cách Long không quá 5 thước. Long quỵ gập người xuống sau tiếng “ối”. Tôi cũng cảm thấy hai lần “bực, bực” ngang hông phải. Tôi biết tôi cũng bị rồi. Một viên khác trúng ngay cây M.16 của tôi, làm tôi văng mất súng. Nhân rảnh tay, tôi nhoài người tới chỗ Long, nâng đầu Long khỏi mặt nước để rồi chỉ nhận được vài câu trăn trối cuối cùng. Cây M.60 cưa ṇng, tháo báng, vẫn c̣n nặng, đủ sức tŕ Long xuống như đá tảng. Sợi dây đeo vẫn c̣n tréo qua vai Long, cộng thêm 900 viên đạn 7 ly 62. Tôi điên người lên, đứng thẳng dậy, nâng cây M. 60 của Long, bắn trả lại phía địch… hy vọng trả được phần nào mối thù cho Long… Nhưng cây súng đă bể toang ṇng ngay khi viên đạn đầu phát nổ. Nước biển đă làm tắc lỗ thông hơi… (điều mà tôi quên trong lúc vội vă). Tôi không c̣n ǵ trong tay để được gọi là vũ khí. Tôi thầm nhủ: “không lẽ đời tôi kết thúc ở xó đảo này sao!” … Từ ngoài chiến hạm, vẫn không một tiếng yểm trợ nào vào bờ… Cùng lúc đó, bên phải tôi, Trung úy Đơn, người sĩ quan trưởng toán, cách tôi không đày 10 thước, cũng la lên: “Tao bị rồi!” rồi cũng ch́m xuống. Tôi vội đỡ xác Long, nửa ch́m nửa nổi… tôi lại nhoài đến chỗ Đơn, đang gập người trong nước…
– Tao bị nhiều vào… ngực.
– Tôi… sẽ cố gắng mang Trung úy ra tầu. Trung úy cứ yên tâm…
Và chẳng cần ai ra lệnh, tôi kéo Tr/úy ra xa bờ, càng xa tầm đạn càng tốt. Tôi phải lo cho người c̣n thoi thóp… đành bỏ lại… Long. Mong Long hiểu cho -như lời anh trăn trối- Mong bạn bè của Long, người thân của Long, nhất là… Nhan (người t́nh của Long) thông cảm cho tôi. Điều mà chưa bao giờ Người Nhái phải làm… bỏ xác bạn lại trên băi chiến! Tôi đă ăn và ngủ với nỗi đớn đau này suốt mấy tháng. Tôi đă cố say để quên mà… vẫn nhớ.Người ta đă hứa “cuội” với chúng tôi, hứa sẽ yểm trợ nếu chúng tôi bị đụng. Mà chính bản thân tôi, tôi cũng không hiểu tại sao tôi lên được trên tầu. Th́ ra hai túi đựng băng đạn bên hông của tôi đă cứu tôi. Viên đạn địch đă chạm vào băng đạn và trượt ra ngoài. Tôi c̣n t́m được bốn lỗ hổng nữa ở nón vải và trên áo của tôi… Ai đă phù trợ tôi như thế… Phải Long không? V́ tôi biết Long cũng là một con chiên ngoan đạo… Nhất là từ ngày Long có… Nhan.
Gặp nhau từ ngưỡng cửa của khóa 4 Hải Kích, thời gian chúng tôi c̣n được “tiền tập dượt” tại Hải quân Công xưởng Saigon. Tôi mến Long v́ Long “cuời “ nhiều hơn “nói”, lớn tuổi nhưng đôi khi cũng dụt dè như… con gái. Long có một thân h́nh dắn dỏi, xứng với con người tầm thước của anh. Càng thân hơn khi chúng tôi được huấn luyện tại Cam Ranh, v́ tôi với Long cùng chung một “tổ lội”, tổ số 4, cùng chung một “xuồng”, xuồng số 1, xuồng thường dẫn đầu trong mọi công tác thi đua… Gồm có tôi, Hiền, Tinh, Hải chùa, Tư cá tŕnh, Đẹp lùn, và Long… sandwich.
Tôi c̣n nhớ, trong “tuần lễ địa ngục” chúng tôi chỉ có 20 phút cho bữa ăn (và ngủ và… đi xả bầu tâm sự), nên ai nấy ăn vội ăn vàng để hy vọng c̣n được 5 hay 3 phút cho giấc ngủ ngắn ngủi. Riêng Long, anh chẳng cần ngủ, cứ ăn cho đă… bụng. Bữa nào cũng thế, hai plates (second time), mỗi plate 4 hay 5 đùi gà, thêm rau, sữa và khoảng 20 miếng sandwiches (nhà ăn Mỹ ở Market Time, Cam Ranh). Những người phát đồ ăn đă sửng sốt và ra dấu cho người trật tự Mỹ “để ư” xem Long có đổ vào thùng rác không. Họ đă hoảng sợ khi biết chắc Long đă ăn hết khoảng 40 miếng sandwiches mỗi bữa, vị chi khoảng trên 100 miếng cho mỗi ngày… Bởi vậy bạn bè đă gán cho anh biệt danh… “Long Sandwich”.
Măn khóa, tôi và Long rẽ hai ngả đường riêng biệt. Tôi đi Cam Bốt, Mỹ Tho, Cù lao dung, Đồng Tâm, Rừng Sát… c̣n Long đến Phước Xuyên, Năm Căn, Tuyên Nhơn, Hội An, Degi và Cam Ranh… cũng có lần tôi tưởng sẽ gặp Long trong cùng một chuyến công tác -mùa hè đỏ lửa 72 và những lần xâm nhập từ Cửa Việt đến Bến Hải- nhưng không, Long lại phải đi huấn luyện ngoài Cam Ranh. Và lần này, lần đầu tiên tôi với Long cùng chung một công tác… đổ bộ Hoàng Sa để tái chiếm từ tay Trung Cộng. Tôi không ngờ đó lại là lần anh trăn trối cho tôi…
Một hôm tôi bất ngờ trong một lần nghỉ chờ công tác mới tại hậu cứ Cát Lái, chộp vai tôi, Long bảo:
– Ê mày, lâu quá không gặp. Đi cà phê! Tao lo. Được tư địa… đêm qua.
Tôi ngạc nhiên v́ c̣n một tuần nữa mới đến kỳ lương.
– Ở đâu vậy? Mới “chĩa” ṣng nào hồi hôm, phải không?
– Đâu, lương thiện mà. Tao sẽ kể chuyện làm ăn của tao.
Rồi tôi và Long đi luôn một mạch, không những cà phê mà c̣n bia 33, chết bỏ, chẳng thèm kèn trống ǵ với văn pḥng Biệt Đội Hải Kích cho đến sáng hôm sau mới trở về điểm danh. Lần đó Long cho biết sự “làm ăn lương thiện” của anh.
– Tụi nó đi “mắn” chỗ này chỗ nọ, hoặc đem dùm đô của mấy ông lớn ra “thảy”, tao… tao làm thợ … điện ban đêm.
– Sao lại thợ điện ban đêm? Tao không hiểu?
– Có mẹ ǵ khó hiểu! Tao đâu có sửa điện. Tao trèo cột điện… cắt dây đồng để đem cho các “chú ba… tàu” thôi chứ!
Tôi hiểu rồi. Hèn chi lâu nay trong căn cứ Cát Lái xôn xao không hiểu tại sao bao nhiêu dây đồng qua các trụ điện đều biến mất. Thậm chí ngay cả trên nóc của các building hay barrack của Mỹ để lại cũng “tiêu”.
– Đói quá mày ạ. Lương không đủ trả tiền kư sổ với đổ xăng. Tao biết mày không thích, nhưng phải… đành chứ biết sao bây giờ.
Rồi anh tâm sự thêm.
– Đôi khi tao chẳng dám nghĩ đến chuyện có “đào” mày ạ. Có đâu để mà đưa em đi “dung dăng dung dẻ” với đời. Mẹ nó! Mấy tên cà nhỏng ở Sàig̣n mà địa chi chít, em này em nọ mỗi ngàỵ Thối quá!
Tôi cũng tưởng Long sẽ “ở giá” thật, hoặc buồn t́nh th́ đi ra quán “Chi” thăm nuôi thôi, không ngờ đến phút chót tôi mới biết Long có… Nhan.
Gần ba giờ sáng, đoàn xe chúng tôi rời Cát Lái để vào phi trường Tân Sơn Nhất, rồi Đà Nẵng và Hoàng Sa. Đến xa cảng xa lộ Biên Ḥa, chúng tôi bị chận lại v́ nhập đô thành bằng một quân số đông với đủ loại vũ khí kể cả AK-47. Một bóng người nhỏ nhắn bước vội tới xe tôi, và Long nhảy xuống… hốt hoảng:
– Trời ơi! Sao em lại ra đây… giờ này…
Rồi hai người kéo nhau vào bóng tối… tâm sự. Tụi bạn quỷ sứ réo lên:
– Hôn em đi. Em đến tiễn anh ra xa trường mà. Hôn em đi…
Tôi biết Long cứ vờ như không nghe thấy . Lính mà. Căi chi cho mệt. Hai người lợi dụng được phút nào hay phút ấỵ Thật chí t́nh! Ba giờ sáng đến tiễn anh đi…xa trường.
Chúng tôi phải chờ hơn nửa giờ mới chuyển bánh được. Thời khắc đối với chúng tôi thật mỏi ṃn, nhưng đối với Long thật ngắn ngủi. Tôi biết Long c̣n muốn kéo dài hơn thế nữa. Và nếu tôi có quyền tôi sẽ bảo Long “Ở lại nhà, đừng leo lên xe trở lại”. Nhưng Long đă trèo vội lên khi xe bắt đầu chuyển bánh. Ngồi bên tôi, Long nói:
– Em tên Nhan. Quen sáu tháng rồị Em thương quá, nhớ không chịu được, phải đến tiễn đưa. Mày thấy đó! Chắc chuyến này về, tao phải… cuới cho xong.
Long tiếp lời:
– Nhà em có trại ḥm ở Gia định. Có lần “ông già” bảo tao “có tướng làm thợ đóng…ḥm”. Ổng cũng chịu tao, mày ạ. Tao cũng “hiền” phải không mày!
Trầm ngâm một lúc, Long thú nhận:
– Em vừa hôn tao mày ạ. Lần đầu tiên đấy! Trời ơi, tao phải cuới em… cuới em… Chờ anh nhé Nhan… Khi về, anh sẽ cuới em… Chờ anh… nhé Nhan…
Tôi không hiểu Nhan phải chờ Long đến bao lâu. Tôi chẳng bao giờ dám lại nhà Nhan, từ sau chuyến Hoàng Sa ấỵ Thực ra tôi cũng không biết Nhan ở đâu… Đành vậy, cứ để Nhan chờ… V́ tôi biết chẳng ai báo tin cho Nhan cả. V́ chẳng ai biết Nhan là… ai. Một điều mà tôi biết rất rơ, rất chắc chắn… Long sẽ măi măi là của Nhan… măi măi… của Nhan.
Người Nhái Già K4
Yết Kiêu 85