Cơ chế bù trừ giác quan và sự diệu kỳ của năo bộ
Khoa học | Y học
Chia sẻ bởiPhạm Hải
532
Khi chúng ta chẳng may mất đi một phần cơ thể, những bộ phận c̣n lại sẽ trở nên “nhạy cảm” hơn, đó chính là sự kỳ diệu của năo bộ trong khái niệm gọi là “cơ chế bù trừ”.
Khi bạn thức dậy vào nửa đêm, giữa một không gian bao trùm hoàn toàn trong bóng tối, bạn nằm trên giường, nhắm mắt, và cảm thấy dường như ḿnh đang sở hữu siêu năng lực thính giác, có thể nghe thấy mọi tiếng động dù là nhỏ nhất, từ âm thanh cọt kẹt khe khẽ phát ra trong hốc giường buồng bên cạnh nơi những chú mọt đang miệt mài thưởng thức “bữa ăn đêm”, cho đến tiếng xào xạc mềm mại của từng tán lá cây bên ngoài ô cửa sổ khi những cơn gió nhẹ nhàng lướt quá. Có thể màn đêm yên tĩnh khiến chúng ta dễ dàng nghe thấy được những tiếng động nhỏ hơn? Đúng, nhưng chỉ là một phần. Trên thực tế, khi bạn mất đi một giác quan, hay đơn giản là giác quan đó tạm ngừng hoạt động, năo bộ sẽ “ra lệnh” cho những giác quan c̣n lại “tăng năng suất”, khiến các giác quan này trở nên nhạy cảm hơn. Nếu vẫn c̣n bán tín bán nghi, ngay bây giờ, bạn hăy thử cắm tai nghe, mở một bản nhạc yêu thích, nhắm mắt lại và cảm nhận thật kỹ xem có phải bản nhạc đó dường như “chi tiết” và “đầy nhạc tính” hơn không. Nếu để ư bạn sẽ thấy mỗi khi “thẩm âm”, con người ta thường có xu hướng nhắm mắt để nghe và cảm nhận tốt hơn. Đó hoàn toàn là một quy tŕnh tự nhiên và kỳ diệu của cơ thể con người.
|