Gặp vấn đề về dạ dày
trieu chứng nhồi máu cơ tim 03
Một số phụ nữ cảm thấy đau hoặc áp lực trong dạ dày trước khi xảy ra cơn nhồi máu cơ tim.
Các vấn đề về tiêu hóa khác hay gặp khi bị nhồi máu cơ tim:
•Khó tiêu
•Buồn nôn
•Nôn
Nhồi máu cơ tim sau măn kinh
Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở phụ nữ tăng lên sau khi họ măn kinh do nồng độ estrogen giảm. Estrogen là hormone điều chỉnh sản xuất cholesterol trong gan, giúp bảo vệ tim và động mạch.
Các triệu chứng nhồi máu cơ tim sau măn kinh bao gồm:
•Đau hoặc khó chịu ở cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày
•Nhịp tim nhanh hoặc không đều
•Đau ngực
•Đổ mồ hôi
Các yếu tố nguy cơ nhồi máu cơ tim hay gặp ở phụ nữ
Tuổi: Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị đau tim cao hơn. Nguyên nhân là do họ đang trong thời kỳ tiền măn kinh và măn kinh.
Tiền sử gia đ́nh: Những người có người thân là nam bị nhồi máu cơ tim ở tuổi 55, hoặc nữ ở tuổi 65, th́ sẽ gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
T́nh trạng sức khỏe: Các yếu tố như huyết áp cao và cholesterol cao cũng gây ra nhồi máu cơ tim ở cả nam và nữ.
Mắc các bệnh khác: Những người mắc bệnh các bệnh như tiểu đường, béo ph́ và rối loạn tự miễn có nhiều khả năng bị nhồi máu cơ tim hơn. Riêng ở phụ nữ, bệnh lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiền sử tiền sản giật khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ.
Lối sống: Sử dụng thuốc lá hoặc thuốc kích thích, ví dụ như cocaine hoặc amphetamine, lối sống ít vận động hoặc stress làm tăng rủi ro nhồi máu cơ tim.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Các chuyên gia y khoa khuyến nghị tất cả phụ nữ trên 40 tuổi nên kiểm tra nguy cơ nhồi máu cơ tim thường xuyên. Điều này sẽ giúp xác định sớm các yếu tố rủi ro, từ đó can thiệp kịp thời và làm giảm khả năng xảy ra biến cố.
Bác sĩ sẽ lưu ư các triệu chứng, kiểm tra huyết áp, nhịp tim, yêu cầu xét nghiệm máu hoặc sử dụng điện tâm đồ (EKG) để xem hoạt động điện của trái tim người bệnh
|