VietBF - View Single Post - HEALTH CARE STORIES
View Single Post
Old 01-07-2020   #677
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,777
Thanks: 7,441
Thanked 47,024 Times in 13,125 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Dấu hiệu để nhận biết một người đang mắc hội chứng vành cấp

1. Dấu hiệu nhận biết

Hội chứng vành cấp làm suy giảm nghiêm trọng lưu lượng máu đến tim, v́ vậy người bệnh thường gặp triệu chứng đau ngực. Cơn đau ngực này có thể biểu hiện đột ngột dữ dội, nhưng có khi cũng khởi phát từ từ với tính chất đau nhẹ hoặc chỉ gây khó chịu.

Các cơn đau này sẽ khiến người bệnh có cảm giác tim bị đè nén hoặc bóp chặt. Cơn đau có thể lan sang các vị trí khác như cánh tay, vai, cổ, hàm. Ngoài ra, người bệnh c̣n gặp một vài triệu chứng khác như: lo âu, hồi hộp, vă mồ hôi, choáng váng, mệt mỏi và buồn nôn. Thông thường, cơn đau ngực sẽ kéo dài khoảng 10 – 30 giây hoặc vài phút, nếu kéo dài lâu th́ nguy cơ cao là người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim. V́ thế, bạn và người thân trong gia đ́nh nên lưu ư nhận diện các dấu hiệu trên, để kịp thời chủ động đưa ngay người bệnh đến khám chuyên khoa.

2. Sự nguy hiểm của hội chứng vành cấp

Trong số những bệnh tim mạch th́ bệnh mạch vành có tỷ lệ người mắc cao nhất. Ngoài biểu hiện đau thắt ngực, t́nh trạng nhồi máu cơ tim cũng là biểu hiện của hội chứng vành cấp. Lúc này, một nhánh động mạch vành bị tắc hoàn toàn khiến cho vùng cơ tim tương ứng bị hoại tử nhanh chóng, rất nguy hiểm. Trong trường hợp người bệnh được phát hiện, điều trị kịp thời th́ sẹo vẫn tồn tại và làm suy giảm chức năng tim.

Hơn thế nữa, hội chứng này c̣n có thể là nguyên nhân gây đột tử hoặc dẫn đến nhiều biến chứng khác với tỷ lệ tử vong rất cao như: suy tim trái cấp, loạn nhịp cấp hoặc sốc tim. Do đó, điều quan trọng là bạn cần ư thức được sự nguy hiểm của bệnh để có biện pháp giúp người bệnh điều trị kịp lúc.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị hội chứng vành cấp

1. Chẩn đoán

bác sĩ trao đổi với bệnh nhânKhi nhận thấy người bệnh có một số dấu hiệu trên, bác sĩ thường sẽ chỉ định xét nghiệm máu và điện tâm đồ để chẩn đoán xem họ có mắc ACS hay không. Xét nghiệm máu giúp các bác sĩ đánh giá được t́nh trạng của các tế bào tim qua các dấu ấn sinh học trong máu. Việc làm điện tâm đồ là nhằm theo dơi hoạt động, cũng như nhịp điệu của tim. Khi cơ tim bị thiếu máu giàu oxy đến nuôi dưỡng, khả năng dẫn truyền điện của cơ tim sẽ thay đổi và điều này sẽ ghi nhận được trên điện tâm đồ.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân chụp động mạch vành. Đó là một xét nghiệm sàng lọc cho thấy lưu lượng máu trong tim bạn. Trong quá tŕnh kiểm tra, bác sĩ sẽ luồn ống thông vào tim để bơm một loại thuốc nhuộm có tác dụng cản quang vào máu của bạn.

Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị X-quang đặc biệt để theo dơi chuyển động của máu qua tim. Khi máu di chuyển vào các mạch máu, bác sĩ quan sát ḍng chảy của nó và xác định bất kỳ sự tắc nghẽn hoặc khu vực bị hạn chế lưu thông. Tất cả nhờ vào chất cản quang có trong máu giúp việc quan sát trên h́nh ảnh X-quang diễn ra dễ dàng.

2. Điều trị

Về nguyên tắc điều trị bệnh, sau khi bệnh nhân nhập viện, tùy theo t́nh trạng của bệnh mà bác sĩ có thể điều trị theo hai hướng là nội khoa hoặc ngoại khoa.

Với điều trị nội khoa, người bệnh sẽ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Với các trường hợp nặng, bác sĩ thường sẽ tiến hành điều trị ngoại khoa bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật như can thiệp động mạch vành qua da, mổ bắc cầu động mạch vành…

Sau khi điều trị ổn thỏa, người bệnh cần được theo dơi và chăm sóc đúng cách để hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng. Bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn cụ thể để bệnh nhân hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe và thay đổi lối sống của ḿnh theo hướng tốt hơn, tránh nguy cơ tái phát bệnh hoặc làm trầm trọng thêm t́nh trạng bệnh.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.04111 seconds with 9 queries