VietBF - View Single Post - HEALTH CARE STORIES
View Single Post
Old 12-12-2019   #165
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,777
Thanks: 7,441
Thanked 47,021 Times in 13,125 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Người Tây Phương có lư để nói rằng “we are what we eat” (tạm dịch: ăn cái ǵ th́ người như vậy). Tính khí của người ăn chay trường chắc chắn khác với kẻ nhậu nhẹt quanh năm ngày tháng. Người ăn uống điều độ hẳn cũng có tư cách khác với kẻ ăn uống bừa băi, vô độ.


Người Việt Nam chúng ta thường nói: “miếng ăn là miếng tồi tàn”. Kỳ thực, tự nó, miếng ăn là điều tốt. Miếng ăn nuôi thân xác, tạo sự gặp gỡ, giúp thể hiện t́nh liên đới và chia sẻ. Có tồi tàn chăng là trong tư cách của con người mà thôi. Chỉ biết tới cái bụng của ḿnh, chỉ biết ăn cho sướng cái lỗ miệng mà chẳng màng đến sức khỏe, bệnh tật và những hệ lụy đối với người thân và xă hội, ăn như thế đúng là ăn để chết và chết tồi tàn.





Trong một bài viết về cái ăn, tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc cho rằng dân tộc Việt Nam bị “ám ảnh” bởi cái ăn. Chuyện ǵ cũng quy về cái ăn. Từ nào cũng có thể được ghép với chữ ăn. Thật ra, ông bà ta không hẳn theo triết lư hiện sinh, nhưng đă có lư để xem cái ăn như chuyện quan trọng nhất trong đời người, cho nên mới xếp việc “học ăn” lên đầu của mọi thứ học. Cứ như “học ăn” được th́ chuyện ǵ cũng học được hết!



Chúa Nhật vừa qua, trong giờ Thánh lễ, tôi đă bị “thu hút” bởi cái miệng của một bé gái khoảng một tuổi, ngồi với cha mẹ ở băng ghế phía trước. Trong các nhà thờ Úc, người ta thường thiết kế một chỗ đặc biệt ở phía cuối dành riêng cho thơ nhi đi cùng cha mẹ. Ngồi trong một “lồng kiếng” như thế, trẻ con tha hồ la hét. Nhưng cũng có nhiều bậc cha mẹ phá lệ, mang trẻ thơ đến ngồi ḥa đồng trong đám đông. Gặp lúc muốn nghe bài giảng của vị linh mục th́ trẻ thơ, dù có dễ thương cách mấy, cũng làm cho ḿnh khó chịu.



Nhưng khi vị linh mục giảng mà ḿnh có chăm chú cách mấy cũng chẳng hiểu ǵ th́ trẻ thơ, dù có quậy phá cỡ nào, cũng vẫn là “thiên thần” cứu nguy khỏi cơn…ngủ gục. Vị thiên thần ở trước mặt tôi quả đă mang lại cho tôi nhiều giây phút “thoải mái” trong giờ lễ. Cô bé có cái miệng thật xinh. Có lúc cô nói bi bô. Có lúc cô quay xuống cười với vợ chồng tôi. Nhưng động tác chính của cô vẫn là cầm bất cứ món ǵ cũng cho vào miệng, không riêng miệng ḿnh mà c̣n nhét vô miệng cha mẹ nữa một cách thật dễ thương.


Tan lễ, khi bàn đến cái miệng của cô bé thiên thần trong nhà thờ, nhà tôi nhắc lại hai điểm nổi bật trong tư tưởng của cha đẻ phân tâm học Sigmund Freud (1856-1939). Theo ông, đời người có hai giai đoạn: giai đoạn tuổi thơ tập trung vào cái miệng; cái ǵ cũng đưa vào miệng. Giai đoạn trưởng thành lại xoay quanh tính dục; bản năng tính dục chi phối mọi sinh hoạt của con người; động lực đàng sau mọi hoạt động của con người luôn là tính dục.


Vai tṛ của tính dục trong cuộc sống con người, theo quan niệm của Freud, có thể c̣n trong ṿng tranh căi. Nhưng về vai tṛ của cái miệng ở tuổi thơ và ngay cả trong tuổi trưởng thành, th́ quả thật tôi thấy khó chối căi được. Trong thân thể con người, miệng không phải là cơ phận quan trọng nhất sao? Và trong các chức năng của miệng, ăn không phải là sinh hoạt chính sao?


Đâu phải chỉ có người Việt Nam mới xem “chuyện ăn” là điều quan trọng nhất trong cuộc sống con người. Tôi nghĩ đến câu chuyện ông bà nguyên tổ loài người Adam và Eva bị cám dỗ trong vườn địa đàng. Cơn cám dỗ đầu tiên của hai ông bà này, dù có giải thích như thế nào đi nữa, vẫn xoay quanh chuyện ăn. Điều này cho thấy cám dỗ lớn nhất trong đời người có lẽ vẫn là chuyện ăn uống.


Cũng trong Kinh Thánh, tôi đọc được rằng cơn cám dỗ đầu tiên mà Chúa Giêsu phải trải qua sau 40 đêm ngày chay tịnh cũng chính là về cái ăn. Ma quỉ dụ dỗ Ngài: hăy biến những ḥn đá trước mặt thành bánh mà ăn!


Tôi không biết Chúa Giêsu có phải là một người thích ăn uống nhậu nhẹt không. Nhưng rất nhiều những sinh hoạt chính của Ngài được ghi lại trong Kinh Thánh lại liên quan đến chuyện ăn uống. Hẳn Ngài cũng đă nhiều lần ngồi vào bàn nhậu để chén thù chén tạc với phường thu thuế cho nên những kẻ chống đối Ngài rêu rao rằng Ngài là một tên “bợm nhậu”. Chắc chắn Chúa Giêsu phải xem chuyện ăn uống là điều quan trọng trong cuộc sống con người cho nên trong rất nhiều bài giảng, Ngài thường xử dụng h́nh ảnh của bữa tiệc hay tiệc cưới. Rơ ràng nhất là trước khi chết, nghi thức mà Ngài muốn trối lại cho các môn đệ để cử hành và tưởng nhớ đến Ngài cũng chính là một bữa tiệc (thường gọi là Tiệc Ly).


Ngày nay, mỗi lần gặp nhau trong các thánh lễ Chúa Nhật, các tín hữu Kitô cũng lập lại nghi thức “ăn uống” ấy. Đỉnh điểm của đời sống tôn giáo của họ là một bữa ăn. Họ lập lại bữa ăn ấy không chỉ để tưởng niệm Đấng Cứu Độ, mà c̣n để tự nhắc nhở rằng cuộc sống tự nó phải là một bàn ăn trong đó mọi người đều được mời gọi ngồi bên nhau và chia sẻ cho nhau. Cuộc sống vẫn măi măi là một trường dạy “học ăn”.



Trong lúc trà dư tửu hậu, khi chia sẻ với bạn bè thân quen, tôi thường nói rằng, với tôi, trong các thứ học th́ học làm người là điều khó nhất. Người, theo một định nghĩa mà tôi vẫn cho là xác đáng nhất, là “một con vật có lư trí”. Xét dưới nhiều phương diện, con người chẳng khác con thú bao nhiêu.


Có khác chăng là bởi con người có lư trí và luôn phải hành động theo lư trí. Vứt cái lư trí đi th́ con người sẽ hành động chẳng khác ǵ thú vật. Cụ thể là chuyện ăn uống. Hăy thử tưởng tượng: khi ta tạm nghỉ chơi với lư trí để được tự do ăn uống như súc vật, chuyện ǵ xảy ra nếu không phải là: con người chỉ c̣n biết “ăn để chết”.





Có lẽ v́ học làm người là chuyện khó nhất trong cuộc sống và trong học làm người th́ ăn lại là chuyện phải học suốt cả một đời, cho nên trong tôn giáo nào cũng có chuyện ăn chay. “Ăn chay” chính là “học ăn”. Ăn như thế nào để “ăn không phải để chết” mà là để sống và sống sung măn trong nhân cách vậy.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.03414 seconds with 9 queries