5 điều bạn không nên nói khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống
Tác giả: Thùy Trang
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
5 điều bạn không nên nói khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống
Nếu có người thân mắc chứng rối loạn ăn uống, bạn có thể vô t́nh khiến họ tổn thương bằng những lời nói b́nh thường mà không hề biết. Hăy sớm nhận ra điều này trước khi mối quan hệ của cả hai ngày càng tệ hơn hay t́nh trạng bệnh của người thân trầm trọng hơn nhé.
Bệnh rối loại ăn uống là một dạng bệnh gốc tâm lư và thường dễ nhầm lẫn với việc biếng ăn thông thường. Với những người bị rối loạn ăn uống, họ thường suy nghĩ tiêu cực về cơ thể ḿnh và khó có thể kiểm soát được hành vi tiêu thụ thức ăn của bản thân.
Các kiểu rối loạn ăn uống thường gặp là chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói và chứng ăn vô độ. Đây là một căn bệnh có mức độ nghiêm trọng khá cao v́ có thể dẫn đến tử vong trong nhiều trường hợp.
Khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống th́ những điều có ư nghĩa tốt của bạn đôi khi lại mang ư nghĩa tiêu cực với người bệnh. V́ thế, bạn cần phải thấu hiểu người thân yêu của ḿnh và tránh nói những câu có thể vô t́nh khiến người bệnh bị tổn thương sau đây.
1. “Trông em có giống người bị bệnh đâu”
Những biểu hiện của người thân mắc chứng rối loạn ăn uống rất khó để nhận ra cũng như dễ bị nhầm lẫn. Ví dụ, nhiều người nghĩ rằng một người quá gầy hay biếng ăn thông thường là do mắc bệnh rối loạn ăn uống. Nhiều người khác lại nghĩ rằng thừa cân, béo ph́ cũng là do rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, căn bệnh này có mức độ nghiêm trọng hơn nhiều và cần sự chẩn đoán của bác sĩ.
Đôi khi, người bị rối loạn ăn uống có thể tăng cân hoặc giảm cân bất thường mặc dù có sự thay đổi lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ví dụ, nhiều bệnh nhân vẫn thừa cân trong khi họ đă giảm tiêu thụ lượng calo đáng kể. Mặt khác, nhiều bệnh nhân mắc chứng ăn vô độ cũng không có dấu hiệu tăng cân.
Khi không nhận biết mức độ nghiêm trọng của bệnh, bạn có thể khiến cho người thân cảm thấy tổn thương. Điều này có thể khiến người thân của bạn có cảm giác rằng ḿnh không được quan tâm và thông cảm.
2. “Em cố ăn thêm đi, ăn như mèo vậy”
Trên thực tế, mỗi người chúng ta có một nỗi sợ hăi khác nhau. Nhiều người mắc chứng sợ không gian hẹp, sợ độ cao, c̣n người mắc bệnh rối loạn ăn uống có thể sợ cả những thứ họ phải ăn.
Nếu người thân đang bị chứng chán ăn thần kinh, bạn nên biết rằng họ cần một nhà trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia khác để giúp họ có thể ăn. Những lời thúc ép của bạn có thể khiến nạn nhân buồn ḷng, tự trách bản thân nhiều hơn và dễ có suy nghĩ dại dột.
Mặc dù bạn rất lo lắng, song bạn không nên cố gắng thúc ép hay thay đổi thói quen ăn uống của người thân mắc chứng rối loạn ăn uống. Tốt nhất bạn nên khuyến khích người thân của bạn đến gặp bác sĩ trị liệu càng sớm càng tốt.
3. “Sao em có thể ăn uống thất thường thế nhỉ!”
Khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống, bạn có thể cảm thấy rằng việc họ ăn quá nhiều hay nhịn đói là một lối sống thiếu suy nghĩ. Nhưng thực tế, người bệnh không phải thích cảm giác được ăn hay muốn nhịn ăn để giữ dáng.
Đơn giản chỉ là v́ họ không thể kiểm soát thói quen ăn uống hay hành vi của ḿnh. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể ăn liên tục một lượng thức ăn lớn trong thời gian ngắn mà không có khả năng kiểm soát ngay cả việc ngừng ăn.
Thay v́ khiển trách người thân mắc chứng rối loạn ăn uống, bạn cần t́m hiểu về bệnh thật kỹ. Hăy nói chuyện nhẹ nhàng hơn và tránh phàn nàn hay trách móc về cách ăn uống của người ấy nhé.
|