R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,791
Thanks: 7,446
Thanked 47,084 Times in 13,133 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
Nói Nhỏ Với Nhau
Mỗi xã hội đều có những nguyên tắc sống mà mọi người phái tuân thủ để không bị cô lập, bị tách rời ra khỏi cộng đồng. Nguyên tắc sống này bao trùm tất cả mọi lãnh vực, từ trong nhà ra tới ngoài xã hội, từ chuyện nhỏ như xỉa răng cho tới chuyện lớn như phép xử thế đối với tất cả mọi người, từ kẻ ăn xin cho tới bậc vua chúa.
Mỗi người đều có thể được giáo dục nguyên tắc sống này từ gia đình hoặc nhà trường, – nói gọn là phép lịch sự — và được coi là người có giáo dục. Tuy nhiên, đời sống bận rộn, lắm khi do hối hả đã khiến cho một số người quên mất những điều đã học.
Trong những ngày Xuân, chúng ta luôn có những tiệc tùng, hội họp, ăn uống vui đùa cùng bằng hữu thân nhân để xả hơi cho tâm hồn được thỏai mái sau một năm làm việc cực nhọc. Cho nên chúng ta nhắc nhở nhau một vài điều cần thiết trong cung cách ứng xử hằng ngày mà nhiều khi đã bị lãng quên, thiết tưởng dù dư cũng còn hơn thiếu.
Có câu “Đói ngày giỗ cha, No ba ngày Tết”, ý nói dù nhà nghèo, ngày giỗ cha cũng phải nhịn đói để nhường thực phẩm cho khách, còn ba ngày Tểt thì đi đâu cũng được gia chủ mời ăn nên lúc nào cũng được no nê. Vậy nên chúng ta hãy cùng nói nhỏ với nhau khi có dịp gặp gỡ bạn bè, người thân ăn uống để mà “ăn uống sao cho coi được “.
Thỉnh thoảng Hương có dịp xem một vài phim ngoại quốc, nhìn thấy cách ăn uống của người Tây Phương thường rất êm đềm, nhỏ nhẹ, không nghe tiếng ly tách thìa muỗng chạm vào nhau, khi nhai thì miệng luôn kín đáo và họ chỉ nói khi miệng đã trống, không còn thức ăn.
Nhưng một vài phim của nước Á Châu kia lại cho thấy hành động khá tương phản. Như trong một màn chiếu lên thấy có cái món lấy rau cuốn thịt. Một diễn viên bảo người mà họ muốn tíếp đồ ăn hãy há mồm lên tiếng a. . . a . . . a . . . . Khi mồm người kia đã há rộng, diễn viên sắm vai người bạn tốt bụng bèn nhét ngay cả một búi rau cuốn thịt vào mồm kẻ đang há to. Phim là giả tưởng, nhưng nếu phô bầy cái “văn hóa ăn” kiểu này thì ngoài đời sẽ có lắm kẻ đến chết nghẹn mất thôi!
Hoặc giả có một màn trình chiếu cái món gì giống món lẩu, nhưng lại là một nồi sôi sùng sục đề ngay giữa bàn, mọi người đều cho luôn cái muỗng riêng của mình vào chắt một muỗng đem ra húp sùm sụp khoái trá, rồi cứ thế vục muỗng vào nếm tiếp, nếm tiếp…. Ôi ! Như thế thì cả bàn tiệc chung vui lại có dịp thưởng thức chung cả đám vi khuẩn từ miệng của nhau chăng?
Vậy thì truyền thống ăn uống của người Việt Nam chúng ta khi ăn chung với nhau có như vậy không ?
Trước nhất, nói về đại gia đình Việt Nam gồm 3 thế hệ là ông bà, cha mẹ, con cái. Trong bữa ăn, cả nhà đều quây quần với nhau quanh một mâm cơm hay bàn ăn.
Khi ngồi vào bàn, chỗ ngồi danh dự sẽ dành cho ông bà, nếu không có ông bà thì là chỗ của cha mẹ. Cạnh ông bà là cha mẹ, rồi mới tới các con ngồi chung quanh. Trước khi ăn, cha mẹ mời ông bà :
– Mời thầy mẹ (hoặc có khi gọi thay con bằng đại danh từ “ông bà”) xơi cơm.
Có nơi nói là:
– Mời ba má dùng cơm … vân …vân. . .
Sau khi cha mẹ mời, tới phiên các con mời ông bà, rồi tới mời cha mẹ, rồi tới các em nhỏ mời ông bà, cha mẹ và các anh, các chị. Sau đó, bữa ăn mới bắt đầu.
|