Nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ
Tác giả: Giang Lê
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ
Bạn có biết rằng nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ? Trong số tất cả các nhóm tuổi – trẻ em, người lớn và người cao tuổi – có sự gia tăng tỷ lệ đột quỵ trong ṿng một tháng sau khi bị nhiễm trùng.
Bạn hăy đọc bài viết dưới đây để có thể hiểu được những phương pháp pḥng tránh đột quỵ cho bản thân và con cái và giảm nguy cơ đột quỵ ở trẻ em sau khi bị nhiễm trùng.
Các loại nhiễm trùng nào có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Trẻ em có thể bị đột quỵ sau một đợt viêm màng năo hoặc viêm năo (là nhiễm trùng trong năo hoặc xung quanh năo). Trẻ em cũng có thể bị đột quỵ sau một đợt nhiễm trùng huyết, đó là bệnh nhiễm trùng rất nặng trong máu. Viêm màng năo, viêm năo và nhiễm trùng huyết là các loại bệnh nhiễm trùng nặng thường gặp có xu hướng xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Nhưng ngạc nhiên là, nhiễm trùng nhẹ như thủy đậu hoặc thậm chí cảm lạnh thông thường cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở trẻ em.
Người lớn cũng có thể tăng nguy cơ bị đột quỵ sau một đợt viêm phổi (là một bệnh nhiễm trùng ở phổi, thường phải nằm viện). Herpes Zoster, đó là virus thủy đậu, cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người lớn, không chỉ trẻ em. Nhiễm HIV có liên quan với nguy cơ cao bị đột quỵ. Bệnh thường lây truyền qua đường t́nh dục, chẳng hạn như bệnh giang mai và herpes có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Và, những bệnh nhiễm vùng nhiệt đới và kư sinh trùng đă được ghi nhận là làm tăng nguy cơ đột quỵ, đôi khi rất nghiêm trọng.
Bạn nên làm ǵ để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ?
Tiêm chủng
Tiêm chủng theo hướng dẫn khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật là cách hữu hiệu nhất để tránh các bệnh nhiễm trùng. Vắc-xin cúm hàng năm cũng giúp ngăn ngừa các dạng nặng của nhiễm cúm. Điều thú vị là, chích ngừa cúm có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Ngăn chặn sự lây lan của vi trùng
Một trong những điều dễ dàng, bạn có thể làm mỗi ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm nguy cơ đột quỵ là tránh tiếp xúc với vi trùng có thể gây ra những bệnh nhiễm trùng.
Việc rửa tay thường xuyên rất quan trọng đối với cả trẻ em và người lớn, đó là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng. Rửa thực phẩm đúng cách có thể bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng dạ dày. Cân bằng dinh dưỡng, bao gồm một loạt các vitamin và khoáng chất, có thể giữ cho hệ miễn dịch của bạn mạnh khoẻ. Bạn cũng có thể giữ cho hệ miễn dịch của ḿnh khỏe mạnh bằng cách tránh căng thẳng và tránh các vấn đề về tâm thần ví dụ như trầm cảm
T́nh dục an toàn là một bước quan trọng trong việc pḥng ngừa khỏi các bệnh lây truyền qua đường t́nh dục, mà nhiễm trùng dạng này có thể dễ dàng lây lan khắp các mạch máu làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tại sao có mối liên hệ giữa các bệnh nhiễm trùng và đột quỵ?
Lư do gia tăng nguy cơ bị đột quỵ trong và sau khi nhiễm trùng là bệnh nhiễm trùng làm thay đổi hoạt động sinh lư của cơ thể để cơ thể bạn hoạt động chống lại những căn bệnh này. Thông thường, chức năng đông máu trở nên hoạt động quá mức để đáp ứng với nhiễm trùng. Đồng thời, t́nh trạng mất nước có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu từ đó kết hợp gây ra khả năng cao h́nh thành các cục máu đông.
Ngoài ra, nhiễm trùng có thể gây tổn hại các mạch máu, làm cho chúng bất thường và dính, do đó nhiều khả năng h́nh thành các cục máu đông. Huyết áp của bạn có thể thay đổi và đóng góp vào sự thúc đẩy h́nh thành cục máu đông, dẫn đến đột quỵ. Lượng đường trong máu có thể bị cao quá mức, làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn.
|