View Single Post
Old 10-02-2019   #194
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

5- Ví dụ, Thiền tông chủ trương: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” là tiêu chí cho tất cả môn đồ, đệ tử, không loại trừ bất cứ ai. Vậy kẻ nào chưa “thấy tánh”, nghĩa là chưa bắt gặp “cái mặt mày của ḿnh trước khi cha mẹ sinh ra” (ngôn ngữ nhà Thiền gọi là: chưa nhận chân được cái bản lai diện mục của ḿnh), và chưa thành tựu khả năng thành Phật th́ là một kẻ nghiệp nặng.




Dẫu là ḥa thượng, đại đức, thiền sư, tổ sư, nếu người nào c̣n lẩn quẩn bên ngoài cửa Đốn Ngộ th́ c̣n trầm luân sanh tử, nên gọi người ấy là kẻ có nghiệp chướng nặng nề, đáng thương đáng trách!

Hoa nghiêm tông lấy “Ly thế gian, nhập pháp giới”làm yếu chỉ tu hành. Người nào c̣n bị vương mắc bởi dây trói ngũ dục, bị ràng buộc bởi phiền năo chướng và sở tri chướng. c̣n dính líu đến những lợi ích thế gian và ngay cả những hiệu quả xuất thế gian, mà chưa nhập thế tánh siêu việt b́nh đẳng bất khả tư nghị của pháp giới th́…Hoa nghiêm tông gọi kẻ ấy c̣n nghiệp chướng nặng nề .

Thiên thai giáo tức Pháp Hoa tông th́ lấy “Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến” làm mục tiêu và cơ sở tu hành cho tất cả tín đồ.




Vậy, kẻ nào chưa ngộ nhập Phật tri kiến mà c̣n đang sống với quan điểm thế gian, nh́n mọi sự vật bằng con mắt phàm tục, đầy ư thức phân biệt, tách bạch thiện ác tốt xấu chỉ v́ thiếu thốn chất liệu từ bi, chưa phát huy năng lực trí tuệ của Phật, th́ vẫn là kẻ nghiệp chướng nặng nề, chưa liễu ngộ được tông chỉ của Thiên Thai giáo nói riêng và chưa cảm nhận diệu nghĩa của nhà Phật nói chung.


Pháp Tướng môn tức là Duy Thức tông th́ lấy “Nhiếp vạn pháp quy về Chân Duy Thức Tánh” ( tất cả không ngoài thức) làm cốt lơi cho sự hành tŕ, đồng thời làm cứu cánh tối hậu cho cuộc sống. Người nào chưa có khả năng thực hiện Chân Duy Thức Tánh, th́ gọi kẻ ấy c̣n nghiệp chướng nặng nề.


Luật Tông lấy “Nhiếp thân ngữ ư vào Thi-la-tánh” làm tông chỉ. Nghĩa là đi đứng nằm ngồi, tất cả mọi sinh hoạt, cử động , lời nói, tư tưởng, đều an trú trong Giới Tánh. Nếu chưa biểu hiện được như thế, th́ Luật Tông gọi kẻ ấy c̣n nghiệp chướng nặng nề.

Tam Luận tông lấy “Ĺa Có và Không, thẳng vào Trung đạo” làm tông chỉ, rồi tiến tới “siêu Tử Củ, tuyệt Bách Phi” làm cứu cánh tối hậu. Ai biểu hiện trái ngược lại, nghĩa là c̣n vướng víu cái Có của phàm phu, hoặc cái Không của Thánh nhân, th́ ta gọi kẻ ấy c̣n nghiệp chướng nặng nề.




6- Pháp môn Tịnh độ th́ sao?

Người theo Pháp môn Tịnh độ, niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực lạc th́ phải lấy “Tín Nguyện Hạnh” làm điều kiện chính yếu cho việc tu hành, và chấp nhận “ Một đời văng sanh, được bất thối chuyển” làm mục tiêu cuối cùng cho việc niệm Phật. Dù là tăng, tục, nam, nữ đều không biệt lệ.

Tín là ḷng tin chuyên nhất về sự cứu độ của chư Phật.

Nguyện là ư nguyện mong muốn được trở về sinh sống tại cơi tịnh độ.

Hạnh là, thường xuyên xưng niệm nam mô A Di Đà Phật liên tục, không gián đoạn.

Ai không có khả năng thực hiện được Tín Nguyện Hạnh và khi lâm chung không đuợc văng sanh Cực Lạc, th́ tông phái này sẽ gọi kẻ ấy là nghiệp chướng nặng nề v́ “c̣n vướng lụy”, phải ở lại thế gian, lăn lộn trong ba cơi sáu đường.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.04791 seconds with 9 queries