View Single Post
Old 09-29-2019   #121
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Thấm thoắt đã lại gần Tết, cái Tết thứ nhì trong tù cải tạo. Các trại viên sau hơn một năm bị tù, dường như đã cam phận hơn và chấp nhận thân phận tù đày không biết ngày ra. Trong hoàn cảnh ấy, làm gì cho vui một chút thì vẫn hơn là rầu rĩ, suốt ngày nhìn trời hiu quạnh! Cán bộ trại cũng ra lệnh cho trại viên sửa soạn văn nghệ đón Xuân để ra điều là “an tâm cải tạo”.





Các đội, tổ được phân công dựng sân khấu ngay tại hội trường chính. Anh Nguyễn Thanh Thu xin cán bộ cung cấp vải và sơn để trang trí sân khấu. Anh thực hiện hai tấm vải treo dọc hai bên cánh gà, vẽ hai con hạc rất đẹp, đối xứng với nhau, ngóc mỏ nhìn lên mặt trăng màu vàng trên nền trời đêm đen bạc. Cán bộ xuống xem, tấm tắc khen. Anh Thu nói nhỏ với tôi :”Mấy thằng cán bộ này ngu thiệt! Tôi vẽ hai con hạc đứng một mình này có ý nghĩa là bọn mình cô đơn trong tù, nhìn trăng nhớ nhà, rầu thúi ruột, mà tụi nó không hiểu, cứ khen tới…”





Ngày mồng một Tết năm ấy, trại viên cũng làm đầu lân bằng tre và giấy bồi, đi múa khắp trại, có cả ông Địa phe phẩy quạt. Giáo Ngạn mặc quần tây, áo sơ mi trắng đem theo từ lúc đi trình diện cải tạo, chơi thêm cái cà-vạt làm bằng bao cát, đi vòng vòng chúc Tết anh em “mau chóng cải tạo tốt để được về sớm”. Tôi phụ trách ban nhạc gồm hơn chục anh em, mỗi người một cây đàn tôn, cũng ráo riết tập dợt. Trong buổi trình diễn đón Xuân, Giáo Ngạn vẫn trong bộ đồ kẻng, đeo cà-vạt, làm MC. Có lẽ đó là lần làm MC đầu tiên trong đời của hắn, có thể cũng là điềm báo hiệu sự nghiệp MC sau này chăng?





Ban nhạc chúng tôi thì ngoài mấy cây đàn guitare tôn, còn có một bộ trống cũng gò bằng tôn, phất giấy có thoa nước cơm đặc nhiều lần cho cứng, và một cây contre-basse làm bằng một cái thùng phuy cưa đôi, dây bật phình phình, cũng xôm tụ ra phết. Chúng tôi hòa tấu bài “Those were the days” (khi nộp chương trình văn nghệ cho “khung”, tôi khai là nhạc Liên xô). Bài hát này thời trước 75 khá phổ thông, và lời ca tiếng Anh, nếu ai biết, cũng rất thấm thía đối với hoàn cảnh chúng tôi bấy giờ, ngụ ý nhớ tiếc những ngày vui cũ: “Those were the days, my friend - We thought they'd never end - We'd sing and dance forever and a day - We'd live the life we choose - We'd fight and never lose - 'Cause we were young and sure to have our way…” Dĩ nhiên anh em tù cải tạo rất khoái, vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Cũng may là không có tay ăng-ten nào đâm thọc, nên chúng tôi không bị rắc rối. Tối về thì tổ anh nuôi phát cho anh em mỗi người một mẩu thịt heo bé tí, đặc ân của “Cánh mạng” đãi ngộ bọn tù nhân dịp Xuân về… Từng nhóm nhỏ, chúng tôi gom chung đồ tiếp tế, pha cà phê hoặc trà, nấu nồi chè đậu xanh, ngồi quây quần trò chuyện tới khuya, ngậm ngùi nhắc những kỷ niệm Tết vui những ngày xưa cũ…





Không lâu sau cái Tết năm ấy, trại viên lại được lệnh “biên chế”, từng đội từng tổ lại bị xé ra, ráp trở lại thành những nhóm mới, đi đến những địa điểm tù khác nhau. Thì ra đây cũng nằm trong kỹ thuật “giam tù phản động” của Cộng sản: họ sợ rằng để bọn tù ở chung với nhau lâu ngày thì sẽ kết bè kết nhóm, thân nhau tin nhau đủ để có thể âm mưu tổ chức trốn trại hoặc nổi loạn. Vì thế cứ độ hơn một năm là họ “biên chế”, chẻ nát các đội, tổ, xào xáo lung tung và chia thành nhiều nhóm mới, chuyển đến nhiều trại mới khác nhau để tránh hậu họa. Kỹ thuật này do quan thầy Liên Xô và Trung Cộng nghiên cứu và áp dụng thành công từ bao nhiêu năm, nay đệ tử Việt Cộng dùng để khống chế bọn tù “ngụy”.





Mới đó mà đã ba mươi mấy năm. Những bạn tù hồi đó, người may mắn vượt thoát ra ngoại quốc, kẻ còn ở lại sống chật vật dưới chế độ CS. Điều lạ lùng là có những người trước đây ở trong tù khốn khổ thì giữ được tư cách, lập trường, đáng mặt trượng phu, mà khi vượt biên thành công, ra ngoài sống thoải mái ở nước tự do thì lại dần dà biến chất, lập trường chao đảo một cách quái đản khó hiểu, thậm chí còn ra mặt ca tụng cảnh “phồn vinh” bây giờ của Saigon, thán phục trình độ ăn chơi sang trọng của tầng lớp cán bộ CS ăn trên ngồi trước mà nay họ được “hân hạnh” quen biết! Nói chuyện với những người ấy, có khi mình có cảm tưởng là thằng bạn tù ngày xưa đã chết, người mình đang gặp đây là một nguời khác, một người hoàn toàn xa lạ! Giáo Ngạn thì từ mười mấy năm nay, kể từ sau vụ Paris By Night “B40”, chắc là ngượng ngùng nên dù qua Úc nhiều lần nhưng chẳng liên lạc với ai nữa. Thì thôi! Điểm chung đã không còn, có gặp nhau cũng chỉ là gượng gạo, thà là nghỉ cho rồi!
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.06548 seconds with 9 queries