6. Kinh nguyệt ra ít do buồng trứng đa nang
kinh nguyệt ra ít
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng buồng trứng sản xuất hormone sinh dục nam androgen nhiều một cách bất thường. Việc thay đổi nội tiết tố này có thể ảnh hưởng tới chu kỳ rụng trứng, gây kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra ít và mất kinh.
Bạn cần đi khám nếu gặp những triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang như nổi mụn, da nhờn, tăng cân và mọc nhiều lông trên cơ thể.
7. Kinh nguyệt ra ít do mãn kinh
Bạn cần để ý tới độ tuổi của mình khi bắt gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít vì đây có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang dần thay đổi khi số tuổi tăng dần. Có rất nhiều phụ nữ ra rất nhiều kinh nguyệt ở độ tuổi từ 20 đến 30 nhưng lại có ít kinh nguyệt hơn khi 40 tuổi.
8. Kinh nguyệt ra ít do hẹp cổ tử cung
Tình trạng cổ tử cung thu hẹp hoặc đóng hoàn toàn rất hiếm nhưng cũng có thể xảy ra và khiến kinh nguyệt ra ít. Tình trạng có thể xảy ra sau khi bạn trải qua một số phẫu thuật cổ tử cung như thủ thuật khoét chóp cổ tử cung để loại bỏ tổn thương ở cổ tử cung hoặc cắt bỏ nội mạc tử cung. Hẹp cổ tử cung cũng có thể là do nồng độ estrogen thấp trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Khi cổ tử cung hẹp, kinh nguyệt vẫn bị giữ lại trong tử cung hoặc chỉ có thể chảy ra từ từ khiến kinh nguyệt ra ít. Nếu bạn bị đau bụng kinh nhưng kinh nguyệt lại ra ít thì nên đi khám ngay.
9. Kinh nguyệt ra ít do tử cung có sẹo
Hầu hết phụ nữ đã từng trải qua các thủ thuật nong và nạo tử cung (dilation and curettage procedures) để chẩn đoán và điều trị một số bệnh tử cung mà không gặp bất kỳ biến chứng gì. Tuy nhiên, đôi khi thủ thuật này cũng để lại sẹo nghiêm trọng khiến kinh nguyệt bị ảnh hưởng.
Nếu hiện tượng kinh nguyệt ra ít xuất hiện sau khi bạn thực hiện thủ thuật nong và nạo tử cung, bạn có thể cần gặp bác sĩ để loại bỏ mô sẹo.
10. Kinh nguyệt ra ít do bạn mất nhiều máu
kinh nguyệt ra ít
Tuy rất hiếm nhưng tình trạng mất nhiều máu trong hoặc sau khi sinh có thể khiến cơ thể thiếu oxy làm ảnh hưởng tới tuyến yên và gây hội chứng Sheehan. Hội chứng này làm giảm đáng kể việc sản xuất tất cả các loại hormone, bao gồm cả những hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.
Tình trạng mất máu không những khiến kinh nguyệt ra ít mà cũng ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung. Bạn cần đi khám ngay khi gặp dấu hiệu này.
Mặc dù tình trạng kinh nguyệt ra ít có thể không quá nguy hiểm nhưng bạn vẫn cần theo dõi chu kỳ của mình. Nếu đã chăm sóc sức khỏe tốt và sống lành mạnh nhưng lượng kinh nguyệt vẫn không bình thường sau vài tháng, bạn hãy đi khám ngay nhé.
|