Bạn biết ǵ về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em?
Tác giả: Trần Lê Phương Uyên
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Bạn biết ǵ về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em?
Tuy bệnh lupus ban đỏ không thường xuyên xảy ra ở trẻ em, nhưng việc hiểu rơ bệnh sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về căn bệnh này và biết cách chăm sóc con tốt hơn.
Lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em (SLE) khác với bệnh khởi phát ở người trưởng thành theo những cách riêng biệt. Tuy nhiên, phương pháp điều trị lại có nhiều điểm chung. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giới thiệu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các lưu ư khi chăm sóc trẻ nhỏ mắc bệnh lupus ban đỏ.
Bệnh lupus ban đỏ là ǵ?
Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh đặc trưng bởi t́nh trạng viêm cũng như tổn thương ở các cơ quan nội tạng, da và khớp. Thận, tim, phổi và năo đều thuộc danh sách những cơ quan thường bị tác động nhiều nhất. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của bệnh đến người lớn và trẻ nhỏ có sự khác biệt rơ rệt. Mức độ nghiêm trọng trải dài từ nhẹ đến nặng, thậm chí là tử vong.
Đối với người lớn, phần lớn những người mắc bệnh lupus ban đỏ là phụ nữ trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên đến 45 tuổi. Lư giải cho hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng một phần nguyên nhân gây bệnh có liên quan mật thiết với vấn đề nội niết tố của phái nữ (estrogen).
C̣n ở trẻ em, lupus phổ biến nhất ở những bé từ 15 tuổi trở lên. Trẻ mắc bệnh sẽ có khoảng thời gian bùng phát và thuyên giảm (một phần hoặc hoàn toàn) các triệu chứng. Nhiều trẻ bị bệnh lupus ban đỏ cũng có vấn đề về thận. Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về thận có thể làm giảm khả năng sống của bệnh nhân mắc phải. Trong một số trường hợp, t́nh trạng tổn thương thận ở trẻ em với mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đến suy thận và cần phải tiến hành phẫu thuật ghép thận hoặc lọc máu để duy tŕ sự sống.
Bạn hăy t́m hiểu thêm về chứng bệnh này qua bài viết Lupus ban đỏ là bệnh ǵ?
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ ở trẻ
Lupus là một dạng rối loạn tự miễn dịch. Trong những rối loạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh. Nhiều yếu tố đă được chứng minh có khả năng gây ra bệnh lupus ban đỏ. Các yếu tố thường bao gồm: di truyền, tác động của môi trường và giới tính (tỷ lệ nữ giới bị bệnh nhiều hơn nam).
Dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ
Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ thường ở dạng mạn tính, nhưng chúng có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong những giai đoạn nhất định của cuộc đời trẻ. T́nh trạng sức khỏe này ảnh hưởng đến mỗi bé theo những cách khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất:
•Sốt cao
•Rụng tóc
•Loét miệng
•Vấn đề về thận
•Giảm sự thèm ăn
•Thiếu năng lượng
•Sưng hạch bạch huyết
•Số lượng hồng cầu thấp
•Nhạy cảm với ánh mặt trời
•Cứng, đau và sưng ở khớp
•Rối loạn chức năng thần kinh hoặc năo
•Bạch cầu thấp hoặc số lượng tiểu cầu thấp
•Dịch lỏng xuất hiện xung quanh phổi, tim hoặc các cơ quan nội tạng khác
•Phát ban dạng đĩa, đây là dạng phát ban nổi ở đầu, cánh tay, ngực hoặc lưng
•Phát ban Malar (một dạng phát ban có h́nh dạng như một con bướm thường xuất hiện trên sống mũi và má)
•Hiện tượng Raynaud – một t́nh trạng khiến các mạch máu của ngón tay và ngón chân co thắt lại nếu bị kích thích bởi các yếu tố như cảm lạnh, căng thẳng hoặc bệnh tật.
Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ có thể giống với các t́nh trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác. Mặt khác, điều quan trọng cần nhớ là dẫu cho cơ thể xuất hiện một số triệu chứng trên không có nghĩa rằng con bạn bị lupus ban đỏ. Nếu bạn lo lắng, hăy tham khảo ư kiến bác sĩ nhi khoa để được tham khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị đầy đủ.
|