VietBF - View Single Post - Your's Health
Thread: Your's Health
View Single Post
Old 09-18-2019   #4243
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,791
Thanks: 7,446
Thanked 47,070 Times in 13,133 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

3. Phương pháp chẩn đoán thiếu máu ở trẻ em


Thông thường, các bác sĩ sẽ xác định trẻ có thiếu máu hay không thông qua hình thức xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC), kết quả kiểm tra đôi khi còn cho thấy tế bào hồng cầu trong cơ thể của bé ở mức thấp hơn bình thường. Các xét nghiệm chẩn đoán khác bao gồm:
•Xét nghiệm sắt: Bác sĩ sẽ xét nghiệm sắt và ferritin trong huyết thanh nhằm xác định xem nguyên nhân thiếu máu có phải do thiếu sắt hay không.
•Số lượng hồng cầu lưới: Giúp đếm số lượng các tế bào hồng cầu non, từ đó giúp bác sĩ xem liệu quá trình sản sinh tế bào hồng cầu có đang ở mức bình thường hay không.
•Xét nghiệm phết máu ngoại biên: Máu sẽ được nhỏ trên một phiến kính để kiểm tra các tế bào hồng cầu thông qua kính hiển vi, đôi khi xét nghiệm này còn có thể chỉ ra nguyên nhân gây thiếu máu.

•Điện di hemoglobin: Hình thức xét nghiệm này sẽ xác định bất kỳ loại huyết sắc tố bất thường và chẩn đoán bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemia hoặc các dạng thiếu máu di truyền khác.

•Sinh thiết tủy xương: Xét nghiệm này có thể giúp xác định liệu quá trình sản xuất tế bào máu có diễn ra bình thường trong tủy xương hay không. Đây là cách duy nhất để chẩn đoán bệnh thiếu máu bất sản nếu bé đang mắc phải một vài chứng bệnh ảnh hưởng đến tủy xương từ đó gây ra thiếu máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu.

4. Thiếu máu ở trẻ em được điều trị như thế nào?


Việc điều trị tình trạng thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Đối với thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dưới dạng thuốc nhỏ (cho trẻ sơ sinh) hoặc dưới dạng lỏng hoặc thuốc viên (đối với trẻ lớn hơn). Thuốc thường phải được sử dụng trong vòng 3 tháng để cơ thể dự trữ lại sắt. Mặt khác, thiếu máu do nhiễm trùng thường sẽ được cải thiện khi nguyên nhân gây ra tình trạng này được điều trị.

5. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ em?


thiếu máu ở trẻ em

Thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu dưỡng chất có thể được ngăn ngừa bằng cách cung cấp cho bé một chế độ ăn uống cân bằng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những gì nên hoặc không nên cho trẻ ăn nếu con đang dùng thêm thực phẩm chức năng để cải thiện tình trạng thiếu máu.

Một số cách để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu dinh dưỡng bao gồm:
•Sau khi con được 12 tháng tuổi, tránh cho bé uống sữa bò quá 2 cốc mỗi ngày (khoảng 500ml) do loại sữa này thường không có nhiều chất sắt nhưng lại khiến bé cảm thấy no và không muốn ăn thêm gì nữa. Đây là nguyên nhân vô tình gây ra tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ.
•Chế độ ăn uống cho trẻ từ 3 tuổi trở lên nên có sự cân bằng với đa dạng các thực phẩm chứa sắt bao gồm thịt đỏ, lòng đỏ trứng, khoai tây, cà chua, đậu, mật, đường và nho khô.
•Khuyến khích cả gia đình ăn trái cây họ cam quýt hoặc những thực phẩm khác chứa nhiều vitamin C để tăng khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Mặc dù rau xanh chứa nhiều chất sắt nhưng đôi khi bé sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa, do đó vitamin C đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ, khiến quá trình này diễn ra trơn tru hơn.

6. Cách giúp đỡ trẻ bị thiếu máu


Các biện pháp chăm sóc trẻ bị thiếu máu cũng sẽ phụ thuộc vào dạng thiếu máu, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trẻ em thường chịu đựng tình trạng thiếu máu tốt hơn nhiều so với người lớn. Nhìn chung, các bé mắc phải chứng thiếu máu có thể tỏ ra mệt mỏi hơn so với bạn bè khi thực hiện các công việc đơn giản. Do đó, trẻ cần được theo dõi cẩn thận để tránh bị quá sức. Một số dạng thiếu máu như hồng cầu hình liềm cần đến phương pháp chăm sóc và điều trị cụ thể hơn.

Nếu trẻ bắt đầu có bất kỳ dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, hãy đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu xem liệu có thành viên nào trong gia đình mang bệnh sử thiếu máu hoặc gặp các vấn đề về máu khó đông. Khi có hướng điều trị thích hợp, chứng thiếu máu ở trẻ em sẽ được cải thiện nhanh chóng.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 2.00738 seconds with 9 queries