6 câu hỏi thường gặp về chứng thiếu máu ở trẻ em
Tác giả: Trần Lê Phương Uyên
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
6 câu hỏi thường gặp về chứng thiếu máu ở trẻ em
Thiếu máu ở trẻ em là t́nh trạng cơ thể trẻ thiếu đi lượng hồng cầu cần thiết. Nếu không được điều trị đúng hướng, bệnh sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.
Nếu bạn nhận thấy con yêu tỏ ra mệt mỏi, thường xuyên muốn ngủ kèm với những biểu hiện bất thường như làn da xanh xao, gầy g̣ hoặc thậm chí muốn ăn cả sỏi đá th́ rất có thể bé đang bị thiếu máu. Căn bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu vẫn là do thiếu sắt.
Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ tổng hợp 6 câu hỏi thường gặp về t́nh trạng thiếu máu ở trẻ em cũng như những giải đáp đi kèm nhằm giúp bạn hiểu rơ hơn về bệnh, từ đó biết cách pḥng ngừa cho bé yêu.
1. Thiếu máu ở trẻ em là ǵ?
Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở trẻ em là do trong cơ thể trẻ không có đủ lượng hồng cầu cần thiết. Tế bào hồng cầu là một loại protein sắc tố đặc biệt, có tác dụng cung cấp oxy cho những tế bào khác trong cơ thể. Việc suy giảm tế bào hồng cầu sẽ khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị thiếu máu nếu gặp một trong các t́nh trạng liên quan sau:
•Không sản xuất đủ hồng cầu: Điều này sẽ xảy ra nếu bé không nhận đủ lượng sắt hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết khác trong chế độ ăn uống.
•Mất tế bào hồng cầu do xuất huyết: Bạn có thể nhận thấy rơ ràng vấn đề này khi máu xuất hiện trong phân của trẻ nhiều lần.
•Cơ thể phá hủy quá nhiều tế bào hồng cầu: T́nh trạng thiếu máu này thường xảy ra khi trẻ mắc bệnh tiềm ẩn hoặc bị di truyền rối loạn hồng cầu (ví dụ như bệnh hồng cầu h́nh liềm).
2. Các dấu hiệu phổ biến của thiếu máu là ǵ?
thiếu máu ở trẻ em
Những triệu chứng phổ biến của thiếu máu ở trẻ em bao gồm:
•Ngủ nhiều
•Hay cáu gắt
•Luôn có cảm giác yếu ớt
•Thường xuyên tỏ ra mệt mỏi
•Làn da cơ thể, môi và 2 g̣ má nhợt nhạt
•Mí mắt và khóe móng tay kém hồng hào so với mọi người
•Trẻ em có t́nh trạng tế bào hồng cầu bị phá hủy có thể mắc phải chứng vàng da kèm với nước tiểu đậm màu.
Trẻ bị thiếu máu nặng c̣n có thể biểu hiện thêm những dấu hiệu như:
•Đau đầu
•Tim đập nhanh
•Tay và chân sưng lên
•Chóng mặt và ngất xỉu
•Hội chứng chân không yên.
Một trong những dấu hiệu của thiếu máu ở trẻ em là bé bỗng dưng hứng thú với những thứ không ăn được, ví dụ: đất sét, b́a các tông, giấy, bụi bẩn… Hành vi này được gọi là hội chứng Pica, thường xảy ra nếu lượng sắt trong cơ thể bé quá thấp và có thể gây táo bón. Hội chứng Pica sẽ chấm dứt nếu t́nh trạng thiếu máu được điều trị bằng cách bổ sung sắt.
Nếu nhận thấy trẻ biểu hiện như những ǵ được gợi ư bên trên, bạn hăy đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác t́nh trạng. Thiếu máu ở mức độ nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng tập trung và học hỏi của con yêu. Thiếu máu do thiếu sắt mạn tính c̣n khiến bé suy giảm khả năng phát triển trong thời gian dài hoặc thậm chí vĩnh viễn.
|