R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,142 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
6. Chuối
Chuối được biết đến là thực phẩm có hàm lượng kali rất cao. Mặc dù hàm lượng natri tự nhiên thấp nhưng một quả chuối trung b́nh có thể cung cấp khoảng 422mg kali.
Bên cạnh đó, nhiều loại trái cây nhiệt đới khác cũng có hàm lượng kali rất cao.
Tuy nhiên, dứa lại có lượng kali thấp hơn đáng kể so với các loại trái cây nhiệt đới. Bạn có thể dùng dứa thay những loại trái cây khác, mà vẫn rất thơm ngon và bổ dưỡng.
7. Sữa
sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng, chúng cung cấp một lượng natri và kali tự nhiên, cũng như là nguồn bổ sung protein rất tốt.
Một cốc sữa nguyên chất (khoảng 236ml) sẽ cung cấp 222mg phốt pho, 349mg kali và 8g protein.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều sữa, kết hợp với các thực phẩm giàu phốt pho khác, có thể gây bất lợi cho xương ở những người mắc bệnh thận.
Nguyên nhân là do khi thận bị tổn thương, lượng phốt pho hấp thu quá nhiều sẽ tích tụ trong máu, từ đó làm xương mỏng và yếu theo thời gian, tăng nguy cơ găy xương.
Đối với người bệnh thận ở giai đoạn đầu cần hạn chế dùng sữa và các sản phẩm từ sữa để tránh tích tụ protein trong máu.
Các sản phẩm thay thế như sữa gạo, sữa hạnh nhân có hàm lượng kali, phốt pho và protein thấp hơn nhiều so với sữa ḅ, bạn có thể sử dụng chúng trong chế độ ăn kiêng cho bệnh thận.
8. Cam và nước ép cam
Từ trước đến nay, cam và nước ép cam nổi tiếng với hàm lượng vitamin C dồi dào nhưng chúng cũng chứa lượng kali khá cao.
Một quả cam lớn (184 gram) có thể cung cấp 333mg kali. Hơn thế nữa, có 473mg kali trong một cốc (khoảng 236ml) nước ép cam nguyên chất.
Với hàm lượng kali như trên, người bệnh thận cần tránh dùng hoặc hạn chế sử dụng cam và nước ép cam.
Bạn có thể dùng nho, táo, nam việt quất, cũng như các loại nước ép tương ứng để thay thế cho cam và nước ép cam, v́ chúng có hàm lượng kali thấp hơn.
9. Thịt đă chế biến
thịt đă qua chế biến
Những loại thịt đă chế biến thường có liên quan đến các bệnh mạn tính và được xem là thực phẩm không lành mạnh do chúng có chứa một lượng chất bảo quản nhất định.
Thịt đă chế biến là các loại thịt được ướp muối, sấy khô, xông khói hoặc đóng hộp, chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói, pepperoni (một loại salami của Mỹ), thịt ḅ khô…
Phần lớn thịt đă chế biến sẽ chứa lượng lớn muối với mục đích cải thiện và bảo quản hương vị được lâu, đồng thời chúng cũng chứa lượng protein lớn.
Do đó, bạn nên tránh sử dụng các loại thịt đă chế biến khi theo dơi lượng natri và protein dùng hàng ngày trong chế độ ăn kiêng cho bệnh thận.
10. Đồ chua, ô liu và gia vị
Đồ chua, ô liu đă qua chế biến và gia vị đều là các thực phẩm đă được xử lư hoặc ngâm lên men. Khi đó, chúng sẽ chứa một lượng lớn muối từ quá tŕnh chế biến.
V́ vậy, bạn cần tránh sử dụng đồ chua, ô liu đă qua chế biến và các gia vị trong khẩu phẩn ăn nếu đang mắc các bệnh về thận.
11. Quả đào
Quả đào rất giàu vitamin C, vitamin A và chất xơ.
Bên cạnh đó, đào cũng chứa rất nhiều kali. Một chén quả đào tươi sẽ cung cấp khoảng 427mg kali.
Hàm lượng kali thậm chí c̣n cao hơn các sản phẩm đào sấy khô. Một chén đào khô có thể chứa đến 1.500mg kali.
Điều đó có nghĩa nếu bạn ăn một chén đào khô th́ đă nạp đến 75% lượng kali tối đa (2.000mg) trong một ngày.
Tốt nhất là bạn cần tránh ăn đào kể cả tươi hay khô trong chế độ ăn kiêng cho bệnh thận.
|