R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,786
Thanks: 7,441
Thanked 47,029 Times in 13,128 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
Đầu năm 1989, bắt đầu có chương tŕnh HO., đưa các cựu tù nhân chính trị sang Mỹ. Sau nhiều năm bặt tin, bà vợ cũ của Bố mà tôi gọi là Mẹ cả trở về Việt nam thăm Bố tôi, nói có thể bảo lănh Bố khi đến Mỹ. Bên gia đ́nh nhà nội tôi chia làm hai phe, người th́ trách Mẹ cả bạc t́nh bạc nghĩa. Kẻ th́ khuyên bố trở về hàn gắn gia đ́nh, v́ c̣n vướng phép hôn phối.
Bố tôi chần chờ măi. Đầu năm 1990 người HO đầu tiên đă lên đường, Bố mới bắt đầu đi làm hồ sơ cho Má và các anh chị tôi đi theo. Nhưng “Người dưng khác họ” khác hộ khẩu không được chấp nhận. Bố tôi đă lên tận Bộ Tư Pháp của Cộng Sản Việt Nam khiếu nại, nhưng chỉ một ḿnh Má tôi đi được. Cuối cùng Má quyết định ở lại nuôi đàn con nhỏ, và kư giấy tờ, bằng ḷng để Bố tôi được quyền đưa tôi đi theo. Cuộc t́nh của Bố và Má tôi chia ly từ đây.
Tuy nộp hồ sơ xin xuất cảnh muộn, nhưng nhờ sau này có chương tŕnh ưu tiên cho những tù nhân trên bảy năm, nên hồ sơ Bố tôi được đôn lên đi trước.
V́ không muốn đi theo diện “đầu trọc” để nhà thờ Tin Lành bảo lănh về tiểu bang lạnh. Bố tôi nhờ Mẹ cả bảo trợ, và đón Bố con tôi từ Phi trường LAX về nhà ở Thành phố Santa Ana.
Những ngày đầu gia đ́nh cũng hạnh phúc, người con trai lớn đang học trường Berkeley ở Bắc Cali fornia cũng về đón Bố. Mẹ cả th́ tỏ ra lo lắng cho Bố, nào chở bố đi làm giấy tờ, chở đi thăm bạn bè quen biết, dẫn cả tôi đi shopping mua quần áo mới…
Căn Mobile home của Mẹ cả, có ba pḥng rộng răi. Trước nhà trồng hoa hồng rất đẹp, c̣n vườn sau có nhiều cây ăn trái, tôi thích nhất là cây ổi đào trái chín vàng thơm phức, cao bằng cây ổi nhà nội bên Việt Nam. Thấy tôi trèo thoăn thoắt như con khỉ để hái trái, Mẹ cả liền la lên v́ sợ tôi té rồi mang họa.
Tôi biết thân biết phận không dám nhơng nhẽo Bố như ở Việt Nam. Anh lớn tên là Peter ở chơi với Bố được vài ngày lại đi học tiếp, nhà chỉ c̣n lại anh Mike đi học về là vào pḥng đóng cửa, ít nói chuyện. Mẹ cả và anh Mike, nh́n tôi với ánh mắt không mấy thiện cảm. Tôi có cảm giác ḿnh là cái gai trước mắt họ, nên luôn t́m cách lẩn tránh.
Nhiều lần thu ḿnh trong góc pḥng, tôi nghe tiếng Bố và Mẹ Cả căi nhau nho nhỏ. Rồi một buổi tối định mệnh, tôi đang học bài trong pḥng, nghe Mẹ cả lớn tiếng với bố ngoài pḥng khách: “Một là ông chọn con bé, hai là ông chọn gia đ́nh này...” Tôi hồi hộp lắng nghe. Tiếng Mẹ cả lại ch́ chiết, “ông c̣n giấu tôi gửi thư về cho Mẹ nó. Tôi không chịu được cảnh một chốn đôi quê, ông dứt khoát đi!”
Không bao lâu sau, Bố con tôi khăn gói ra đi bắt đầu lại cuộc đời mới nơi đất khách.
Khu Apartment Bố thuê gần trường tôi học, có hai tầng lầu khoảng hơn mười units, th́ chín nhà là Việt Nam, đâu hai ba gia đ́nh người mễ, coi như thiểu số ở xóm này. Ở đây mọi người coi nhau như người nhà, thấy gia đ́nh có hai cha con côi cút tội nghiệp, đến hỏi thăm xem có cần giúp đỡ chi không. Kế bên nhà tôi là một gia đ́nh sống tại đây lâu rồi, có bốn người, một bà ngoại ngót bảy mươi, hai vợ chồng trẻ và một đứa con gái kém tôi một tuổi. Từ đó mỗi lần Bố đi đâu vắng là dắt tôi qua gửi bà ngoại để tôi chơi với cháu bà. Bà ngoại thấy tôi nói tiếng Việt rành rẽ th́ thích lắm, hỏi chuyện miết: Nhà có hai Bố con thôi sao? Má mày đâu? Sao ở lại Việt Nam? Bố mày xin được Housing chưa? Chắc mày c̣n nhỏ có medical, được ăn Welfare. Có xin được Food stamp không? Bà ngoại hỏi dồn dập, tôi nghe không hiểu mấy cái danh từ bằng tiếng Anh lạ hoắc, làm sao mà trả lời, tôi chỉ lắc đầu cười, rồi bà cũng cười. Hai bà cháu cứ vậy, nên bà thương tôi lắm. Ngoài lúc đi học, về đến nhà là tôi chạy qua bắt chước cháu bà gọi ngoại ơi! Ngoại à! Ngon ơ.
*****
Nhân dịp Fathers Day sắp đến con xin phép được thưa với Bố đôi điều.
Kính thưa Bố.
Khi con ngồi viết những ḍng chữ này, dư âm của bữa tiệc xum họp quanh Bố tối hôm trước, có sự hiện diện của gia đ́nh anh Peter và anh Mike. Để chúng con nói lên lời cảm tạ và chúc mừng sinh nhật thứ tám mươi của Bố, như c̣n đọng măi trong con. Cũng là lúc sức khỏe Bố đă mỏi ṃn, đi đứng phải dựa vào chiếc gậy cầm tay. V́ ảnh hưởng lần Bố bị stroke năm trước.
Con chạnh nhớ lại cách đây hơn hai mươi năm, ngày Bố con ḿnh đến phi trường Los Angles, con bị chóng mặt v́ say máy bay, nên Bố phải cơng con trên lưng bước xuống cầu thang, để đặt những bước chân đầu tiên nặng nề trên đất Mỹ.
Rồi ở tuổi sắp nghỉ ngơi, nhưng v́ con mà Bố phải khổ cực, không một tiếng than van, Bố đă âm thầm, một lặng hai nín cũng v́ con. Những tưởng cuộc đời được tạm ổn trên quê hương thứ hai, nhưng kiếp tha hương vẫn c̣n nhiều gian truân, Bố phải tranh đấu gay go với cuộc sống mới, về tinh thần cũng như thể xác.
Giữa mùa đông rét mướt, Bố phải đi làm ca đêm nên bị ốm, con đă khóc v́ thương Bố, nhưng Bố nói không sao đâu con, suốt mấy năm trời tù đày, Bố đă quen với cái lạnh thấu xương nơi núi rừng Yên Bái Bắc Việt. Sau lần bị đau nặng, hăng chuyển qua cho Bố làm ca ban ngày. Mỗi buổi sáng Bố ra khỏi nhà để đi làm, con cũng bắt đầu đi học. Chiều về hai Bố con lủi thủi trong căn hộ chật hẹp trên lầu hai của chung cư, mỗi lần thấy Bố leo cầu thang mệt nhọc, con đă tự nhủ ḿnh phải cố gắng học hành, mai sau lớn lên làm việc thật nhiều để có tiền, sẽ mua một căn nhà khang trang đẹp đẽ, để tuổi già Bố được an nhàn hơn.
Khi con ra trường High School, Bố đă dành dụm mua cho con từ chiếc xe, rồi đóng tiền insurance, để con yên trí bước lên bậc đại học. Bốn năm qua nhanh ở trường Cal State University Fullerton, con đă hoàn tất cử nhân sinh học (Biology major) và chương tŕnh dự bị y dược. Con đă nộp đơn xin vào vài trường Dược Khoa nhưng bị từ chối. Thấy con buồn Bố đă an ủi con. Nghỉ một năm ở nhà ôn bài và đi làm thiện nguyện.
|