Dầu mè
các loại dầu ăn
Loại chất béo: không bão hòa
Hương vị: thơm nồng hấp dẫn.
Cách chế biến: Điểm khói trung bình của dầu mè khiến loại dầu ăn này thích hợp dùng để làm nước sốt hoặc xào nấu ở nhiệt độ trung bình.
Ưu điểm: làm giảm cholesterol trong máu và có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.
Nhược điểm: đắt tiền và không để được lâu. Hầu hết các nhà sản xuất đều khuyên nên sử dụng dầu mè trong vòng một tháng sau khi mở nắp.
Dầu hạt nho
Loại chất béo: không bão hòa.
Hương vị: trái cây thanh khiết, dịu nhẹ.
Cách chế biến: Dầu hạt nho có điểm khói trung bình và sẽ giúp tăng hương vị cho món ăn khi bạn ướp, rang, nướng, xào.
Ưu điểm: Vitamin E và axit oleic có trong dầu hạt nho có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Loại dầu này cũng rất tốt khi được dùng để dưỡng tóc.
Nhược điểm: đắt tiền và dễ hư hỏng nên cần được sử dụng trong vòng một tháng.
Dầu thực vật
các loại dầu ăn
Loại chất béo: không bão hòa.
Hương vị: trung tính.
Cách chế biến: Nhờ có điểm khói cao, dầu thực vật sẽ phát huy hết tác dụng khi xào, chiên lâu, nướng và rang.
Ưu điểm: giá thành thấp và có hạn sử dụng lâu hơn so với các loại dầu ăn khác.
Nhược điểm: Dầu thực vật (chủ yếu được làm từ đậu nành) có ít giá trị dinh dưỡng và có thể chứa nhiều chất béo omega-6 gây viêm.
Dầu hướng dương
Loại chất béo: không bão hòa.
Hương vị: trung tính.
Cách chế biến: Dầu hướng dương có điểm sôi thấp nên thích hợp dùng để trộn salad, nấu canh, ướp hoặc chiên xào nhanh.
Ưu điểm: Vitamin E trong dầu hướng dương giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol trong máu và bảo vệ trái tim khỏe mạnh. Bên cạnh đó, loại dầu này còn chứa chất carotenoid giúp ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư.
Nhược điểm: Nếu được tái sử dụng quá nhiều lần, dầu hướng dương sẽ hình thành chất béo không tốt cho cơ thể.
|