R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
Ăn không ngon, đau dạ dày và sụt cân
Nếu các tế bào bạch cầu bất thường gây sưng ở gan, thận và lá lách, các cơ quan này sẽ tạo áp lực lên dạ dày. Do đó, bạn sẽ cảm thấy đầy bụng, khó chịu dạ dày, ăn không ngon và sụt cân.
Ho và khó thở
Bệnh bạch cầu có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể trong và xung quanh ngực, chẳng hạn như một số hạch bạch huyết hoặc tuyến ức nằm giữa phổi.
Nếu các khu vực này sưng lên, chúng có thể gây áp lực lên khí quản và khiến bạn khó thở. T́nh trạng khó thở cũng có thể xảy ra nếu các tế bào bạch cầu tích tụ trong các mạch máu nhỏ của phổi. Nếu trẻ khó thở, bạn hăy nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.
Nhức đầu, nôn mửa và co giật
Nếu bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến năo hoặc tủy sống, trẻ có thể gặp phải:
•Đau đầu
•Yếu đuối
•Co giật
•Nôn
•Khó tập trung
•Gặp vấn đề giữ thăng bằng
•Mờ mắt
Phát ban da
Khi các tế bào bạch cầu lan sang da có thể gây ra những đốm nhỏ, sẫm màu, giống như phát ban.
Các vết bầm tím và chảy máu đặc trưng cho bệnh bạch cầu cũng có thể khiến da xuất hiện những đốm nhỏ như phát ban.
Cực kỳ mệt mỏi
Trong các trường hợp hiếm, ung thư máu có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ nghiêm trọng, thậm chí không thể phát âm rơ ràng. Điều này xảy ra khi các tế bào bạch cầu tập trung trong máu, làm tăng thể tích máu. Do đó, máu sẽ lưu thông chậm qua các mạch nhỏ trong năo.
Cảm giác không khỏe
Thông thường, trẻ không thể miêu tả chi tiết các dấu hiệu ung thư máu. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy trẻ trông có vẻ mệt mỏi, không khỏe. Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Sẽ rất khó để nhận thấy các dấu hiệu ung thư máu đầu tiên ở trẻ em. Mỗi trẻ sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau. Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu c̣n phụ thuộc vào loại bệnh là cấp tính hay mạn tính. Các triệu chứng ung thư máu cấp tính thường xuất hiện nhanh và có thể nhận thấy. Ngược lại, các dấu hiệu bệnh mạn tính lại nhẹ hơn và phát triển dần theo thời gian.
Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em được liệt kê như trên, hăy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, các triệu chứng trên cũng có thể liên quan đến những bệnh khác. Do đó, bác sĩ sẽ cho trẻ làm một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.
Bạn có thể xem thêm: Trẻ mắc bệnh bạch cầu có thể khỏi bệnh hay không?
Điều trị ung thư máu ở trẻ em
ung thư máu ở trẻ em
Để chẩn đoán ung thư máu, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng cần làm một vài xét nghiệm như:
•Xét nghiệm máu
•Sinh thiết và chọc ḍ tủy xương
•Chọc ống sống thắt lưng
Sau khi xác nhận chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ung thư máu cho trẻ. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho con bạn. Điều trị phụ thuộc chủ yếu vào loại bệnh bạch cầu cũng như những yếu tố khác.
Thông thường, ung thư ở trẻ em có xu hướng đáp ứng với điều trị tốt hơn ung thư ở người trưởng thành và cơ thể trẻ em thường chịu đựng điều trị tốt hơn.
Trước khi bắt đầu điều trị ung thư, bác sĩ có thể cho trẻ điều trị các biến chứng bệnh, như những thay đổi trong tế bào máu có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc chảy máu nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến lượng oxy đến các mô trong cơ thể. Phương pháp điều trị có thể liên quan đến kháng sinh, truyền máu hoặc các biện pháp khác để chống nhiễm trùng.
Phương pháp chính điều trị ung thư máu ở trẻ em là hóa trị. Con bạn sẽ uống thuốc chống ung thư hay được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dịch tủy sống. Để ung thư không quay trở lại, trẻ có thể phải điều trị duy tŕ theo chu kỳ trong khoảng thời gian 2 hoặc 3 năm.
Đôi khi, bác sĩ cũng có thể chỉ định liệu pháp nhắm trúng đích. Liệu pháp này nhắm vào các bộ phận cụ thể của tế bào ung thư và hoạt động khác với hóa trị. Ngoài ra, liệu pháp nhắm trúng đích có hiệu quả đối với một số loại bệnh bạch cầu ở trẻ em và thường có tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn.
Một phương pháp khác giúp điều trị ung thư máu ở trẻ em là xạ trị. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, thu nhỏ khối u, ngăn ngừa và điều trị sự lây lan của ung thư máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Trẻ bị ung thư máu hiếm khi phải cần đến phẫu thuật để điều trị.
Nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cấy ghép tế bào gốc. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy ghép tế bào gốc tạo máu sau khi trẻ đă làm xạ trị toàn thân kết hợp với hóa trị liệu liều cao. Ngoài ra, các chuyên gia vẫn đang nỗ lực t́m kiếm thêm các phương pháp điều trị ung thư máu ở trẻ em để giúp tỷ lệ trẻ khỏi bệnh ngày càng cao.
|