Các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em
Các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em gồm:
Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể thiếu hồng cầu. Thông thường, các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm mang oxy đi khắp cơ thể và nếu không đủ loại tế bào này, trẻ có thể gặp phải:
•Mệt mỏi
•Yếu đuối
•Chóng mặt
•Khó thở
•Đau đầu
•Da nhợt nhạt
•Cảm thấy lạnh bất thường
Thường xuyên bị nhiễm trùng
Trẻ mắc ung thư máu thường có số lượng bạch cầu cao, nhưng hầu hết chúng thường không hoạt động đúng cách do các tế bào bất thường đã thay thế tế bào khỏe mạnh. Bạch cầu khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể và chống lại nhiễm trùng. Khi số lượng bạch cầu bất thường trong cơ thể quá nhiều, con bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng và các tình trạng sức khỏe khác.
Bầm tím và chảy máu
Nếu trẻ dễ bị bầm tím, chảy máu mũi nghiêm trọng hoặc chảy máu nướu, trẻ có thể mắc bệnh bạch cầu do cơ thể không đủ tiểu cầu để giúp đông máu.
Đau xương hoặc khớp
Nếu trẻ thường xuyên phàn nàn bị đau ở xương hoặc khớp, trẻ có thể mắc bệnh bạch cầu.
Ở trẻ mắc bệnh bạch cầu, các tế bào bất thường có thể tập trung bên trong khớp hoặc gần bề mặt của xương, gây đau nhức.
Sưng
Tình trạng sưng do bệnh ung thư máu có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm:
•Bụng. Lúc này, các tế bào bất thường sẽ tập trung ở gan và lá lách.
•Khuôn mặt và cánh tay.
•Các hạch bạch huyết. Bạn có thể nhìn thấy các vết sưng như khối u nhỏ hình thành ở hai bên cổ, dưới nách hoặc trên xương đòn
Bạn cũng lưu ý rằng nếu trẻ bị sưng hạch bạch huyết và không có thêm bất kỳ triệu chứng nào, đây có thể là do nhiễm trùng chứ không phải ung thư.
Ngoài ra, các khối u ung thư khác có nhiều khả năng gây áp lực lên tĩnh mạch chủ trên và dẫn đến sưng mặt. Tình trạng sưng tồi tệ hơn khi trẻ thức dậy và sẽ cải thiện trong ngày. Đây được gọi là hội chứng tĩnh mạch chủ trên và hiếm khi xảy ra trong bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, hội chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp.
|